Lâm Đồng: Chuyến bay đầu tiên đón thai phụ và người thân về quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lúc 10 giờ 15 ngày 4.9, chuyến bay đầu tiên trong 3 chuyến bay đón 448 thai phụ và người thân về quê, tới sân bay Liên Khương, tỉnh Lâm Đồng.

Một thai phụ có con nhỏ về đến sân bay Liên Khương. Ảnh: Lâm Viên
Một thai phụ có con nhỏ về đến sân bay Liên Khương. Ảnh: Lâm Viên
Bà Lê Thị Thêu, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Lâm Đồng, cho biết theo kế hoạch, hôm nay Lâm Đồng đón về quê khoảng 533 người, trong đó có 297 thai phụ và 236 người thân đi kèm.

Các thai phụ và thân nhân tại sân bay Tân Sơn Nhất trước khi lên máy bay về Lâm Đồng. Ảnh: Sở TT-TT Lâm Đồng
Các thai phụ và thân nhân tại sân bay Tân Sơn Nhất trước khi lên máy bay về Lâm Đồng. Ảnh: Sở TT-TT Lâm Đồng
Số người này có hộ khẩu thường trú tại Lâm Đồng, đang sống, làm việc tại 11 tỉnh, thành phía nam, nhiều nhất là TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Việc đi lại bằng máy bay có tổ chức giúp bà con đỡ vất vả và kiểm soát được dịch bệnh. Toàn bộ tiền vé máy bay do tỉnh chi trả từ nguồn xã hội hóa.

Lực lượng hỗ trợ tại sân bay Liên Khương đón thai phụ về quê theo nguyện vọng. Ảnh: Sở TT-TT Lâm Đồng
Lực lượng hỗ trợ tại sân bay Liên Khương đón thai phụ về quê theo nguyện vọng. Ảnh: Sở TT-TT Lâm Đồng
Cũng theo bà Thêu, vì một số thai phụ gặp vấn đề về sức khỏe trước thời điểm khởi hành nên số người thực tế hồi hương có giảm một ít so với số lượng đã đăng ký.
Cụ thể, có 251 thai phụ, 197 người thân đi cùng, trong đó có 37 trẻ em. Chuyến bay thứ hai dự kiến hạ cánh lúc 11 giờ 30, chuyến bay thứ ba lúc 12 giờ 30.
Tại sân bay Liên Khương, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp cùng lãnh đạo các sở LĐ-TB-XH, Sở TT-TT... đến tận nơi để đón đoàn.
Theo kế hoạch, sau khi xuống sân bay, các thai phụ được xe của các huyện và TP.Đà Lạt, TP.Bảo Lộc đón về khu cách ly tập trung để phòng dịch Covid-19 trong 14 ngày theo quy định.
Hình ảnh do phóng viên Thanh Niên ghi nhận về chuyến bay đầu tiên đưa thai phụ về quê an toàn:

Niềm vui của thai phụ và người thân được hỗ trợ trở về nhà trong mùa dịch. Ảnh: Lâm Viên
Niềm vui của thai phụ và người thân được hỗ trợ trở về nhà trong mùa dịch. Ảnh: Lâm Viên

Một số thai phụ gần đến ngày sinh di chuyển khó nhọc khi xuống máy bay. Ảnh: Lâm Viên
Một số thai phụ gần đến ngày sinh di chuyển khó nhọc khi xuống máy bay. Ảnh: Lâm Viên

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đến tận nhà ga sân bay Liên Khương để đón công dân về quê. Ảnh: Lâm Viên
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đến tận nhà ga sân bay Liên Khương để đón công dân về quê. Ảnh: Lâm Viên

Xe chở thai phụ được khử khuẩn y tế trước khi đưa họ về khu cách ly tập trung. Ảnh: Lâm Viên
Xe chở thai phụ được khử khuẩn y tế trước khi đưa họ về khu cách ly tập trung. Ảnh: Lâm Viên

Thai phụ và người nhà trước lúc lên xe về khu cách ly. Ảnh: Lâm Viên
Thai phụ và người nhà trước lúc lên xe về khu cách ly. Ảnh: Lâm Viên

Thai phụ và người nhà chào cảm ơn những người hỗ trợ họ về quê. Ảnh: Lâm Viên
Thai phụ và người nhà chào cảm ơn những người hỗ trợ họ về quê. Ảnh: Lâm Viên

Thai phụ và người nhà được đón về quê Lâm Đồng lên xe đến khu cách ly. Ảnh: Lâm Viên
Thai phụ và người nhà được đón về quê Lâm Đồng lên xe đến khu cách ly. Ảnh: Lâm Viên
Theo Lâm Viên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null