Làm cầu treo để người dân không còn "đu cáp qua sông Pô Kô"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Liên quan đến phản ánh của phóng viên TTXVN về tình trạng “Người dân có cầu vẫn liều mình đu cáp qua sông Pô Kô” diễn ra tại thị trấn Pleikần, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum), huyện Ngọc Hồi sẽ tiến hành xây dựng cầu treo dân sinh với kinh phí khoảng 3 tỷ đồng.

Hệ thống cáp treo người dân sử dụng để qua sông Pô Kô (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) năm 2016. (Ảnh: Quang Thái/TTXVN)
Hệ thống cáp treo người dân sử dụng để qua sông Pô Kô (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) năm 2016. (Ảnh: Quang Thái/TTXVN)



Công ty Cổ phần Tấn Phát - đơn vị đang thi công công trình thủy điện Pleikần đầu tư kinh phí để huyện Ngọc Hồi chịu trách nhiệm thi công.

Như vậy, việc đầu tư xây dựng cầu dân sinh sẽ xóa bỏ được tình trạng người dân đu cáp treo qua sông diễn ra trong thời gian qua.

Trước đó, để đến được khu đất sản xuất phía bên kia sông Pô Kô, nhiều hộ dân tại thị trấn Pleikần, huyện Ngọc Hồi ngày ngày liều mình đu dây qua sông rất nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa lũ.

Khu vực này đã được nhà nước đầu tư cầu sắt kiên cố nhưng vì cách xa khu đất sản xuất của người dân nên người dân không sử dụng để lưu thông mà lắp đặt hệ thống cáp treo để qua lại. Tình trạng này diễn ra đã lâu nhưng ngành chức năng không có giải pháp tháo gỡ.

Với sự hỗ trợ kinh phí và sự vào cuộc của ngành chức năng tỉnh Kon Tum, người dân tại thị trấn Pleikần sẽ lưu thông thuận tiện hơn và không còn cảnh phải “đùa giỡn với tử thần”.

Quang Thái (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.