Ký ức của người cựu tù Phú Quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về những năm tháng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước gian khổ nhưng đầy tự hào vẫn vẹn nguyên trong tâm khảm ông Nguyễn Hữu Ninh (thôn Hợp Hòa, xã Ia Drăng, huyện Chư Prông). Bên tách trà ấm, câu chuyện về những năm tháng cùng đồng đội “nếm mật nằm gai” nơi chiến trường hay bị địch tra tấn tại “địa ngục trần gian” Phú Quốc  được ông kể lại rành mạch như tất cả mới diễn ra hôm qua.

Ông Ninh sinh năm 1943 tại  xã Liên Sơn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, năm 1963, ông cùng nhiều thanh niên trong xã lên đường nhập ngũ rồi được bổ sung vào Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 101, Sư đoàn 325 làm công tác thông tin liên lạc tại chiến trường Quảng Bình. Sau đó, đơn vị ông được điều vào chiến trường Tây Nguyên. Tại đây, ông cùng đồng đội tham gia nhiều trận đánh tại Đak Sút, Đak Tô-Tân Cảnh và Đak Pek (tỉnh Kon Tum). Năm 1965, đơn vị ông tiếp tục được điều vào chiến trường Đông Nam bộ tham gia các trận đánh phá đồn địch tại Bình Dương, Tây Ninh. Thời gian này, ông vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng và được giao nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ chuẩn bị cho các trận đánh phá đồn địch tại Tây Ninh nhằm phô trương lực lượng, đánh lạc hướng địch về quân số của đơn vị.

 

Ông Ninh tự hào kể về những năm tháng tham gia kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: H.T
Ông Ninh tự hào kể về những năm tháng tham gia kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: H.T

Tháng 8-1968, đơn vị của ông tham gia 4 trận đánh phá đồn địch đóng tại một số quận lỵ của tỉnh Tây Ninh. Những trận đánh này đã phần nào làm cho quân địch hoang mang trước sự lớn mạnh của quân ta. Trong một lần đánh phá đồn địch tại huyện Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh), ông bị thương nặng và bị địch bắt đưa về trại giam Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai). “Tại trại giam Biên Hòa, tôi được quân địch đối đãi rất “tốt” nhằm khai thác các thông tin về cơ sở cách mạng. Biết mình đang bị dụ dỗ, tôi chỉ khai tên giả của mình là Trần Sơn và nhắc nhở bản thân dù chết cũng phải trung thành với cách mạng, phải giữ vững khí tiết kiên trung của người đảng viên Cộng sản”-ông Ninh hào sảng nói.

Sau 3 tháng hỏi cung nhưng không lấy được thông tin gì, tháng 11-1968, địch chuyển ông cùng với hơn 200 bạn tù ra nhà tù Phú Quốc. Trong suốt 5 năm bị giam cầm tại đây, ông và đồng đội  đã hứng chịu đủ  các hình thức tra tấn dã man của địch. Tuy nhiên, đòn roi của kẻ thù đã không khuất phục được ý chí kiên cường, sự trung thành của những người tù Cộng sản. “Ban đầu, chúng dùng dùi cui đánh vào bả vai, cho chúng tôi ăn cơm thiu với muối trong 7 ngày liền. Dã man hơn, chúng nhốt tôi và đồng đội vào chuồng cọp được bao bọc bởi dây thép gai khiến da thịt liên tục bị cứa chảy máu. Tuy nhiên, tôi và đồng đội thà chịu chết chứ không khai bất cứ thông tin nào về cơ sở cách mạng và tiếp tục bí mật sinh hoạt chính trị trong tù”-ông Ninh nhớ lại.

 

Với những đóng góp của mình, ông Ninh được tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhì, Huân chương Giải phóng hạng nhất và nhiều bằng khen của UBND tỉnh Gia Lai.

Không thể dùng đòn roi để khuất phục những người tù Cộng sản, quân địch sau đó đã đổi sang hình thức dụ dỗ, mua chuộc.Thay vì tra tấn, chúng mời các tù nhân Cộng sản uống nước và tiến hành hỏi cung. “Mỗi lần hỏi cung, chúng đặt một chiếc máy thu âm rồi bắt tôi và các tù nhân nói điều xuyên tạc về cách mạng. Khi không “lừa phỉnh” được chúng tôi, cứ cách vài hôm, chúng lại bí mật đưa một số tù nhân đi trong đêm khuya. Cũng có người may mắn sống sót trở về trong tình trạng toàn thân bầm dập, có người đã chọn hy sinh để giữ vững khí tiết của người Cộng sản”-ông Ninh kể tiếp.

Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Ninh và đồng đội được quân địch trao trả cho phía ta. Sau giải phóng miền Nam, ông phục viên trở về quê hương Ninh Bình sinh sống. Năm 1984, ông chuyển vào Gia Lai làm công nhân Công ty Cao su Chư Prông. Đến năm 1998, ông được bầu làm Trưởng  ban Liên lạc Cựu tù chính trị huyện Chư Prông (nay là Hội Cựu tù chính trị yêu nước huyện Chư Prông) và giữ chức vụ đó cho đến ngày hôm nay. Dù đảm nhận công việc nào ông cũng đều làm tốt nhiệm vụ của mình. Ông Ninh tự hào: “Là đảng viên nên dù thời chiến hay thời bình, bản thân tôi vẫn luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và nguyện cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…”.

Hồng Thương

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.