Chàng kỹ sư trẻ Nguyễn Định (31 tuổi, ngụ tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã không ngừng sáng tạo trên mảnh vườn rộng 2.000 m2 chuyên sản xuất nông sản sạch với những loại rau củ độc đáo đạt tiêu chuẩn VietGAP với thương hiệu Định Farm trên thành phố ngàn hoa.
Thương hiệu Định Farm có rất nhiều "hàng độc" như cà chua beef; các loại cà chua cherry vàng, đỏ chùm, đỏ ngọn, sô cô la, hồng, đen, ngò tây, bí khổng lồ…
Đặc biệt, anh Nguyễn Định đã trồng thành công giống dưa pepino vàng sọc tím độc nhất Việt Nam. Đây là một loại quả nhiều nước với hàm lượng calo thấp (trong 100 gr chất ăn được chứa 80 calo) nhưng giàu khoáng chất và vitamin, ít đường và nhiều chất xơ.
Loại dưa pepino tím này cung cấp dồi dào chất chống ôxy hóa, dễ dàng tiêu hóa giúp giảm táo bón và xoa dịu vết loét dạ dày. Nếu thường xuyên ăn dưa pepino tím sẽ giúp cơ thể giảm được một lượng LDL cholesterol trong cơ thể, làm sạch đường máu.
Chất dinh dưỡng vượt trội so với dưa pepino vàng trước trước đây
"Dưa pepino tím không chỉ ngoại hình đẹp mà ngọt hơn dưa pepino vàng, vị đậm hơn, mùi thơm dễ chịu hơn và sắc tố tím dinh dưỡng vượt trội" - anh Nguyễn Định chia sẻ.
Tuy nhiên, dưa pepino tím khó trồng, trái ít và tốn công chăm sóc nhiều hơn so với những loại cây trồng khác. Hiện nay, vườn dưa pepino tím của anh Định mới có trái bói và dừng lại thử nghiệm, đánh giá. "Đây là loại giống dưa mới đang trong quá trình theo dõi và nghiên cứu nếu thành công sẽ nhân rộng ra thị trường" - anh Định vui mừng nói.
Một số hình ảnh độc đáo của loại dưa này:
Hình ảnh vô cùng đẹp mắt khi tham quan vườn rau sạch độc lạ tại trang trại Định Farm Đà Lạt
Nguồn dinh dưỡng cao nhưng là giống mới nên rất khó trồng và cho trái ít
(GLO)- Từ cửa hàng bày bán các sản phẩm đan lát bằng mây, tre thô sơ của bố mẹ, chàng trai 9X Trần Văn Hoàn (phường Diên Hồng, TP. Pleiku) đã “biến tấu“ thành những sản phẩm mây tre đan đầy tính nghệ thuật và bắt kịp xu hướng hiện đại.
Chỉ từ những thân gỗ mục, anh Ngô Bảo Lâm (36 tuổi, ở P.Thắng Lợi, TP.Kon Tum, Kon Tum) đã điêu khắc thành những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo, đẹp mắt, doanh thu hàng trăm triệu đồng/tháng.
(GLO)- Đó là khẳng định của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Trương Hải Long tại hội nghị đối thoại với thanh niên được tổ chức vào chiều 27-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Những câu hỏi của thanh niên đã được Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành giải đáp, làm rõ.
(GLO)- Là thạc sĩ kinh tế học và đang có công việc nhà nước ổn định, chị Lương Vũ Thảo Nguyên (số 11 Huỳnh Thúc Kháng, TP. Pleiku) khiến bạn bè, người thân bất ngờ với quyết định rẽ ngang sang nghề nấu phở. Và, càng bất ngờ hơn khi mới đây, chị trở thành chủ nhân của giải “Hoa hồi sáng tạo“ trong cuộc thi “Đi tìm người nấu phở ngon“.
Qua bàn tay khéo léo của một nữ giáo viên ở tỉnh Quảng Nam, những chiếc lá đã được “biến tấu“ thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Và thật kỳ diệu, khi chính “cuộc chơi cùng lá“ đã giúp nữ giáo viên trẻ thu về tiền tỉ mỗi năm.
(GLO)- Nhằm hỗ trợ các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của thanh niên, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai vừa tổ chức vòng chung kết cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp“ lần thứ VI-2022. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp cũng như tạo hệ sinh thái khởi nghiệp lành mạnh, an toàn cho thanh niên.
(GLO)- Sau hơn 20 năm gầy dựng cơ nghiệp, anh Trần Ngọc Minh (làng O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã sở hữu khối tài sản khoảng 8 tỷ đồng. Không chỉ là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, anh còn được bầu làm Tổ trưởng Tổ hợp tác trồng dâu-nuôi tằm xã Ia Pếch.
(GLO)- Ngày 20-12, tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức chung kết cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp tỉnh Gia Lai lần thứ VI-năm 2022. Tham dự có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh; các thành viên Ban tổ chức, Ban giám khảo và 7 thí sinh dự thi chung kết cùng hơn 50 đoàn viên, thanh niên của TP. Pleiku.
(GLO)- Trong 10 năm làm việc tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH-CN) thuộc Sở KH-CN, chị Võ Thị Thùy Ngân đã tập trung nghiên cứu bảo tồn các loài cây dược liệu quý. Trong đó, nghiên cứu “50 trình tự đoạn gen ITS của cây thất diệp nhất chi hoa bản địa của tỉnh Gia Lai“ do chị và các cộng sự thực hiện được công bố trên GenBank-NCBI (Ngân hàng cơ sở dữ liệu sinh học của Mỹ).
Tiếp nối nghề truyền thống cha ông để lại, anh Lê Quốc Đại sinh năm 1999, quê Thanh Hóa đã gây dựng công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm thủ công mây tre đan mỹ nghệ tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân trên địa bàn huyện Hoằng Hóa.
Năm 2004, khi những cây mắc ca Úc đầu tiên được đưa về trồng trên mảnh đất đầy nắng gió Tây Nguyên, không ai dám mơ một ngày, mắc ca Việt Nam có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Thế nhưng, 18 năm sau, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một người con trên mảnh đất Đắk Lắk đã biến giấc mơ đó thành hiện thực.
(GLO)- Tại Hội thi “Bàn tay vàng“ thu hoạch mủ cao su năm 2022 của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Păh, anh Lão-công nhân Nông trường Cao su Hà Tây đã xuất sắc vượt qua 45 thí sinh để giành giải nhất với số điểm tuyệt đối 100/100. Đây là kết quả của quá trình rèn luyện và nỗ lực phấn đấu không ngừng của người thợ sinh năm 1984 này.
Từ vài con lợn rừng mua của người dân về nuôi thử, sau 5 năm chàng trai ở xã vùng sâu tỉnh Đắk Lắk thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Anh dự kiến mở rộng quy mô chăn nuôi và thành lập hợp tác xã.
(GLO)- Khi điều kiện sống được cải thiện, nhiều người nuôi dưỡng đam mê nuôi thú cưng nói chung, nuôi mèo cảnh nói riêng. Kỹ sư Trần Quốc Trung (35 tuổi, trú tại số 63 Thống Nhất, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là một trong số đó.
(GLO)- “Giản dị trong cuộc sống, gần gũi, cởi mở với đồng nghiệp; ân cần, tận tụy trong công việc; say mê với công tác Đoàn“ là nhận xét của đồng nghiệp về Thượng úy Lê Thị Ngọc Anh (Khoa Dược, Bệnh viện Quân y 211). Đặc biệt, chị là đại biểu duy nhất của Quân đoàn 3 được cử tham dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII sắp tới.