Kon Tum:Thành lập BCĐ kiểm kê đất đai,lập bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2019

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum vừa có Quyết định số 838 về việc thành lập Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhằm đánh giá chính xác thực trạng quản lý, sử dụng đất của từng địa phương trong tỉnh, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.

 
 Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất tại tỉnh Kon Tum
Kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất tại tỉnh Kon Tum



Theo đó, Ban Chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019, gồm: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, Giám đốc Sở TN&MT, lãnh đạo các Sở, ngành và lãnh đạo UBND các huyện, thành phố. Ban Chỉ đạo sẽ thực hiện việc kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 tại tỉnh Kon Tum, dựa trên số liệu kiểm kê diện tích đất 2019, số liệu kiểm kê đất đai 2014 và số liệu thống kê đất đai các năm 2015, 2016, 2017 và 2018.

Trên cơ sở số liệu kiểm kê đất đai đã được tỉnh Kon Tum tổng hợp, thực hiện phân tích, đánh giá đúng thực trạng tình hình sử dụng quỹ đất, tình hình biến động đất đai, tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tình hình giao đất, cho thuê đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính của từng đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh. Qua đó, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Quế Mai (TN&MT)

 

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.