Kon Tum và Attapeu, Sekong trao đổi kinh nghiệm về công tác mặt trận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhiệm vụ xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định lâu dài giữa ba tỉnh Kon Tum-Attapeu-Sekong nói riêng, hai nước Việt Nam và Lào nói chung đạt được nhiều kết quả.
Ông Nguyễn Trung Hải, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Dư Toán/TTXVN

Ông Nguyễn Trung Hải, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Dư Toán/TTXVN

Sáng 23/8, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị Trao đổi Kinh nghiệm Công tác Mặt trận với Ủy ban Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước của hai tỉnh Attapeu và Sekong nhằm đánh giá việc thực hiện Bản ghi nhớ hợp tác giữa các bên giai đoạn 2019-2024.

Ông Nguyễn Trung Hải, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum, cho biết Bản ghi nhớ đã được ký kết từ ngày 17/12/2018. Tuy nhiên do ảnh hưởng của COVID-19 nên đến nay, các bên mới có điều kiện gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm; đồng thời khẳng định bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua, nhiệm vụ xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, ổn định lâu dài giữa ba tỉnh Kon Tum-Attapeu-Sekong nói riêng, hai nước Việt Nam và Lào nói chung thời gian tới vẫn còn khó khăn, thách thức, đòi hỏi cần có sự quyết tâm và nỗ lực của các bên.

Phát huy tinh thần “Việt-Lào hai nước chúng ta, tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long," các bên khẳng định tiếp tục gìn giữ và phát triển mối quan hệ thủy chung, son sắt, tin cậy lẫn nhau; phối hợp chặt chẽ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, phổ biến và tăng cường quan hệ về chính trị, an ninh, quốc phòng, cũng như hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học-kỹ thuật, đầu tư và phát triển; vận động nhân dân hai nước thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc của mỗi quốc gia...

Tại Hội nghị, ông Bun Hôm Phôm Ma Sản, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước tỉnh Attapeu (Lào), cho biết tỉnh Attapeu có hai huyện tiếp giáp với Việt Nam là Sanxay and Phouvong.

Từ khi Bản ghi nhớ được ký kết, Ủy ban Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước đã tăng cường tuyên truyền, giáo dục cán bộ, nhân dân trong tỉnh nói chung và hai huyện tiếp giáp với Việt Nam nói riêng hiểu rõ hơn về truyền thống đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam-Lào. Qua đó, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và cùng phát triển; phát huy được hoạt động kết nghĩa giữa các cụm bản và các cửa khẩu biên giới; đồng thời thúc đẩy thực hiện quyết định giữa Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam về vấn đề di cư tự do, kết hôn không giá thú tại khu vực biên giới hai tỉnh.

Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Kon Tum và Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước hai tỉnh Attapeu và Sekong giai đoạn 2019-2024 được ký kết ngày 17/12/2018.

Những năm qua, công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân về truyền thống đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam được đẩy mạnh. Công tác xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị hợp tác và phát triển được triển khai rộng rãi.

Tại Kon Tum đã có 336 tập thể thôn (làng) với hơn 1.200 lượt gia đình thuộc 13 xã biên giới tự nguyện đăng ký tham gia tự quản đường biên, cột mốc; trên 4.100 lượt hộ dân, cá nhân đăng ký tham gia các tổ tự quản an ninh trật tự thôn (làng).

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước tỉnh Attapeu và Sekong tham dự Hội nghị. Ảnh: Dư Toán/TTXVN

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Lào Xây dựng Đất nước tỉnh Attapeu và Sekong tham dự Hội nghị. Ảnh: Dư Toán/TTXVN

Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước của hai tỉnh Attapeu và Sekong cũng có những hoạt động hỗ trợ đối với Ban Chỉ đạo 515 của tỉnh Kon Tum về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào đưa về nước an táng tại Nghĩa trang Liệt sỹ huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Giai đoạn 2019-2023, các cấp và nhân dân hai nước đã phối hợp tìm kiếm và quy tập được 129 hài cốt liệt sỹ.

Trong 5 năm qua, hoạt động xuất-nhập khẩu của các doanh nghiệp qua cặp Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum)-Phoukeua (tỉnh Attapeu) ngày càng được nâng cao. Từ năm 2022 đến tháng 4/2023, hoạt động này đạt trên 410 triệu USD.

Kon Tum hiện có 4 doanh nghiệp đang đầu tư tại Lào thông qua 4 dự án với số vốn đăng ký khoảng 24,4 triệu USD.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null