Kon Tum: Thêm một nạn nhân tử vong do ảnh hưởng của mưa lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Toàn tỉnh Kon Tum đã có 3 người tử vong do ảnh hưởng của mưa lũ. Mưa lũ trên địa bàn tỉnh cũng đã gây thiệt hại với tổng trị giá gần 45 tỷ đồng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum, tính đến sáng 20/10, toàn tỉnh đã có 3 người tử vong do ảnh hưởng của mưa lũ.
Trong số đó, trường hợp mới nhất là em Lê Phú Quốc, sinh năm 2007, trú thôn 5, xã Chư Reng, thành phố Kon Tum tử vong do đuối nước.
Cụ thể, nạn nhân Lê Phú Quốc tử vong vào ngày 18/10, được tìm thấy trên sông Đăk Bla đoạn qua xã Kroong, thành phố Kon Tum, cách nhà nạn nhân khoảng 10km.
Trước đó, ngày 11/10, đã có 2 người tử vong tại huyện Tu Mơ Rông và huyện Đăk Glei.
Mưa lũ cũng đã gây nhiều thiệt hại về tài sản cho người dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum: 102 căn nhà bị hư hại, hơn 200ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng, 14 công trình thủy lợi bị hư hỏng, các tuyến đường bị sạt lở hàng trăm điểm, gây ách tắc giao thông… tổng giá trị thiệt hại gần 45 tỷ đồng.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum đã có Công văn số 3924/UBND-NNTN về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn tỉnh. Trong đó, yêu cầu các sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ động rà soát, kiểm tra và triển khai phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo chức năng quản lý nhà nước được giao của ngành, đơn vị mình.
Đồng thời, các đơn vị quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra; bám sát địa bàn phân công, chủ động phối hợp với chính quyền địa phương chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Các đơn vị tập trung khắc phục hậu quả bão lũ trong thời gian qua; bình tĩnh ứng phó mọi tình huống, bảo đảm an toàn cao nhất về người và phương tiện cứu hộ; kịp thời chăm lo, hỗ trợ, sớm ổn định cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Dư Toán (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null