Kon Tum tập trung tuyên truyền xóa bỏ 14 hủ tục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tại Quyết định 385/QĐ-UBND, tỉnh Kon Tum công bố danh mục 14 hủ tục, phong tục không còn phù hợp để tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ.

Chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô (BCH BĐBP tỉnh Kon Tum) tuyên truyền vận động bà con xóa bỏ hủ tục, chăm lo lao động, sản xuất - Ảnh: VGP/Dương Nương
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô (tỉnh Kon Tum) tuyên truyền vận động người dân xóa bỏ hủ tục, chăm lo lao động, sản xuất - Ảnh: VGP/Dương Nương

Trong đó, có 6 hủ tục gồm: kiêng cữ cái chết xấu; cúng ốm đau và khấn cầu thần linh; kiêng kỵ vật nuôi phóng uế, đẻ con ở dưới, bên trong kho thóc; thuốc thư; hôn nhân cận huyết; tảo hôn.

8 phong tục không còn phù hợp gồm: nợ miệng; ăn uống kéo dài trong các dịp tang ma, cưới hỏi, lễ hội; thả rông gia súc, gia cầm; củi hứa hôn; tưởng nhớ và cho người chết ăn; để người chết lộ thiên trên sạp trong tang ma; sinh đẻ tại nhà; ngủ "đầm" (ngủ rẫy).

Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành tích cực triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động nhằm từng bước xóa bỏ các hủ tục, phong tục không còn phù hợp nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn.

 

PHƯƠNG VI (tổng hợp)
 

 

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.