Kon Tum: Bắt nghi phạm dùng chày giết em trai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
IA đã sử dụng một chiếc chày đánh nhiều nhát vào vùng đầu em trai khiến A Kong tử vong. Sau 2 giờ gây án, nghi phạm đã bị công an bắt giữ. 
Ngày 3.11, Công an xã Chư Hreng (TP.Kon Tum) cho biết, đơn vị vừa phối hợp cùng Công an TP.Kon Tum (Kon Tum) truy bắt được nghi phạm giết người sau 2 giờ gây án.

Nghi phạm IA bị cơ quan công an bắt giữ sau 2 giờ gây án. Ảnh: Công an cung cấp
Nghi phạm IA bị cơ quan công an bắt giữ sau 2 giờ gây án. Ảnh: Công an cung cấp
Theo đó, khoảng 13 giờ ngày 2.11, Công an xã Chư Hreng nhận được thông tin trình báo từ công dân về việc IA (34 tuổi, trú thôn Plei Gioi, xã Chư Hreng) có hành vi sát hại em trai mình là A Kong (28 tuổi). Sau khi gây án, IA liền bỏ trốn.
Công an xã đã nhanh chóng tổ chức lực lượng đến hiện trường đồng thời báo cáo Công an TP.Kon Tum. Ngay lập tức, Công an TP.Kon Tum đã phối hợp cùng công an xã chia thành 2 tổ. Một tổ phối hợp với các đơn vị liên quan khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; một tổ trinh sát khẩn trương thu thập thông tin và sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm truy bắt nghi phạm.
Đến khoảng 15 giờ 15 phút cùng ngày, lực lượng chức năng đã bắt được IA khi nghi phạm này đang lẩn trốn.
Qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định, trưa 2.11, giữa A Kong và IA có mâu thuẫn rồi xảy ra xô xát với nhau. IA đã sử dụng một chiếc chày bằng gỗ dài khoảng 1,2 m đánh nhiều nhát vào vùng đầu em trai khiến A Kong tử vong. Sau khi gây án IA mang theo chiếc chày và bỏ trốn. A Kong được xác định đã tử vong tại chỗ do vỡ hộp sọ.
Theo Đức Nhật (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.