Kon Tum: 2 học sinh là F0, cả trường gần 900 em phải học trực tuyến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Gần 900 học sinh của một trường tiểu học ở Kon Tum phải chuyển sang học trực tuyến vì có 2 học sinh dương tính với Covid-19.
Ngày 15.12, Phòng GD-ĐT TP.Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cho biết 2 trường hợp F0 vừa được ghi nhận là học sinh lớp 3 và 5 tại Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ.
Phòng GD-ĐT cũng đã phối hợp với ngành y tế truy vết được 94 F1, 14 F2 và tiến hành xét nghiệm tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh tại trường.

Một giáo viên tại Kon Tum dạy trực tuyến. Ảnh: Đức Nhật
Một giáo viên tại Kon Tum dạy trực tuyến. Ảnh: Đức Nhật
Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ có 20 lớp với 889 học sinh. Ông Thái Khắc Hòa, Trưởng phòng GD-ĐT TP.Kon Tum, cho biết trường này đã chuyển từ hình thức dạy học trực tiếp sang trực tuyến.
Theo ông Hòa, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Phòng GD-ĐT đã chỉ đạo các trường tiếp tục phối hợp với ngành y tế để rà soát, xét nghiệm cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh bị nghi nhiễm hoặc có tiếp xúc với những ca F0.
Ông Hòa lưu ý: “Hiện nay, tất cả các trường ở TP.Kon Tum đã xây dựng phương án dạy học ở 4 cấp độ dịch. Nhà trường, giáo viên quản lý học sinh tại lớp, không cho các lớp giao lưu với nhau. Nếu xảy ra yếu tố dịch tễ thì nhà trường dễ dàng, thuận lợi phối hợp với ngành y tế để xử lý và thực hiện truy vết".
Nếu tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, các trường sẽ xin ý kiến chỉ đạo để chuyển sang hình thức dạy học phù hợp, theo ông Hòa.
Theo Đức Nhật (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.