Không khó nhận mặt, lật tẩy thủ đoạn của đa cấp bất chính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kinh doanh đa cấp là một hình thức kinh doanh chính thống được pháp luật thừa nhận, nhưng kinh doanh đa cấp bất chính còn tồn tại, người trẻ phải tự nhận diện để bảo vệ chính mình.
 
Bạn trẻ cần phải chủ động tìm hiểu thông tin, cần được giáo dục các giá trị đạo đức về kinh doanh để bảo vệ bản thân trước những cạm bẫy mà các công ty đa cấp bất chính giăng ra. Ảnh: Đ.H
Bạn trẻ cần phải chủ động tìm hiểu thông tin, cần được giáo dục các giá trị đạo đức về kinh doanh để bảo vệ bản thân trước những cạm bẫy mà các công ty đa cấp bất chính giăng ra. Ảnh: Đ.H
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Khắc Hiếu - tổng thư ký Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP.HCM - tại tọa đàm Nhận diện đa cấp bất chính do Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam và báo Thanh Niên tổ chức chiều 14-7.
Theo ông, giáo dục người dân để nhận thức, phòng ngừa để không bị lôi kéo dụ dỗ vào đa cấp bất hợp pháp rất quan trọng.
Ước mơ làm giàu của sinh viên là chính đáng. Nhưng kinh doanh bất đạo đức trước sau gì cũng lụn bại, càng kinh doanh có đạo đức càng có cơ hội làm giàu cao hơn những người khác.
TS Lê Cao Thanh – viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và quản trị doanh nghiệp Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM
Ông Trịnh Anh Tuấn - phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) - cho biết loại hình kinh doanh đa cấp được pháp luật Việt Nam chính thức thừa nhận từ năm 2004. Gần 20 năm qua, Bộ Công thương đã cấp phép cho 70 doanh nghiệp, đến nay chỉ còn 22 doanh nghiệp.
Danh sách các công ty này được công bố trên website của Bộ Công thương với đầy đủ thông tin về địa chỉ, giấy phép, sản phẩm…, dễ dàng tra cứu, tìm hiểu.
"Đây là loại hình kinh doanh có điều kiện. Các doanh nghiệp muốn hoạt động phải được Bộ Công thương trực tiếp cấp phép, nói nôm na là phải có "giấy phép con" và phải chịu sự giám sát của Bộ Công thương theo nghị định 40-2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp", ông cho biết.
Về chế tài xử lý vi phạm kinh doanh đa cấp, Bộ luật hình sự có điều 217A, điều 174 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Câu hỏi đặt ra là tại sao vẫn có rất nhiều người bị lừa đảo vào các đường dây đa cấp bất chính.
Luật sư Võ Đan Mạch - tổng thư ký Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam - cho rằng nguyên nhân chủ yếu là người tham gia không tìm hiểu kỹ, chỉ nghe nhưng không kiểm chứng.
"Không ai bảo vệ chúng ta bằng chính chúng ta. Nhiều người nghe vào công ty để bán hàng nhưng không bán hàng cũng vào, lấy tiền đóng cũng không có kỹ năng là đóng tiền thì phải cầm hóa đơn, phải giữ hóa đơn bán hàng.
Có nhiều người là nạn nhân đa cấp nhưng ít người tố cáo, khiếu nại vì có chứng từ đâu mà khiếu nại. Thủ đoạn của đa cấp bất chính là không cho tiếp cận chứng từ", ông Mạch nói thêm.
Các dấu hiệu nhận diện kinh doanh đa cấp bất chính:
Yêu cầu phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định hoặc phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để tham gia vào hệ thống: yêu cầu nộp tiền làm thủ tục, nộp tiền mua tài liệu, tham gia khóa học… Các công ty đa cấp được cấp phép nếu vi phạm sẽ bị rút giấy phép.
Cho người tham gia nhận hoa hồng tự việc tuyển thêm được người mới.
Nói quá về cơ hội làm giàu, về công dụng sản phẩm quảng cáo về khả năng giàu thêm nhanh chóng.
Không có hàng hóa hoặc hàng hóa không có giá trị, chất lượng.
VŨ THỦY (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Văn Thiên: Gương sáng ngành Điện lực

Nguyễn Văn Thiên gương sáng ngành Điện lực

(GLO)- Nhiệt huyết, yêu nghề, trách nhiệm là nhận xét mà các đồng nghiệp và cấp trên dành cho anh Nguyễn Văn Thiên-Công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp Điện lực Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Anh xứng đáng là gương sáng của ngành Điện lực.

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.