Không giỏi khối tự nhiên thí sinh có thể lựa chọn những ngành học nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thí sinh trên cả nước đang gấp rút ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, chọn nghề tương lai.

Tùy vào năng lực của bản thân, mỗi thí sinh sẽ có sự lựa chọn khác nhau trong việc chọn tổ hợp môn thi và ngành nghề. Dưới đây là gợi ý một số ngành học dành cho các thí sinh không giỏi khối tự nhiên, bạn có thể tham khảo thêm để có sự lựa chọn phù hợp.

Truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện là ngành học ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mang tính đa phương tiện và tương tác ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí.

Thí sinh đang gấp rút chọn ngành nghề phù hợp. (Ảnh minh họa)

Thí sinh đang gấp rút chọn ngành nghề phù hợp. (Ảnh minh họa)

Ngành học này đang được nhiều trường tuyển sinh bằng các tổ hợp môn thuộc khối C và D như: C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý), C15 (Toán, Khoa học xã hội, Ngữ văn), D01 (Toán, Ngữ văn, tiếng Anh), D14 (Ngữ văn, Lịch sử, tiếng Anh), D15 (Ngữ văn, Địa lý, tiếng Anh)...

Theo báo cáo của TopCV, mức lương một số vị trí việc làm thuộc ngành Truyền thông đa phương tiện khá cao: Biên tập viên video lương từ 10 - 15 triệu đồng/tháng, nhà sản xuất nội dung 15 - 25 triệu đồng/tháng, chuyên gia SEO là 15 - 30 triệu đồng/tháng và chuyên gia marketing online 20 - 40 triệu đồng/tháng.

Nếu đam mê ngành học này, bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh của một số trường như: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, trường Đại học Duy Tân, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), trường Đại học Công nghệ TP.HCM.

Quản lý Giáo dục

Ngành Quản lý Giáo dục là một trong những ngành liên quan đến giáo dục đào tạo, có sức ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng nền giáo dục chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục…

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Quản lý Giáo dục có thể áp dụng kiến thức của mình để quản lý và điều hành các hoạt động giáo dục ở cấp độ cơ bản và nâng cao. Các cựu sinh viên của ngành này có thể làm việc tại vị trí quản lý giáo dục tại các trường học hoặc tổ chức giáo dục.

Hiện đang có nhiều trường sử dụng tổ hợp môn xã hội để tuyển sinh ngành học này như: C00: (Văn, Sử, Địa), C04 (Toán, Văn, Địa), C14 (Văn, Toán, GDCD), C20 (Văn, Địa, GDCD), D01 (Toán, Anh, Văn), D14 (Văn, Anh, Sử), D15 (Văn, Anh, Địa), D78 (Văn, Anh, KHXH).

Một trường đào tạo ngành Quản lý giáo dục hiện nay: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Thủ đô, trường Đại học Vinh, trường Đại học Sài Gòn, trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế).

Ngành Luật

Ngành Luật được đánh giá là ngành nghề mang lại cơ hội việc làm lớn, được chia thành nhiều chuyên ngành với khối lượng kiến thức khác nhau: Luật thương mại, Luật dân sự, Luật hành chính, Luật Quốc tế, Luật hình sự.

Sau khi tốt nghiệp, tùy vào năng lực và bề dày kinh nghiệm, bạn sẽ đảm nhận những vị trí công việc như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên hoặc làm trong bộ phận pháp chế doanh nghiệp kiểm soát hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp.

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, kết quả khảo sát giai đoạn 2020 - 2025 cho thấy, học luật ra có mức lương bình quân trên 15 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ rất lớn.

Một số trường đại học nổi tiếng đào tạo nhóm ngành này, bạn có thể tham khảo: trường Đại học Luật Hà Nội, trường Đại học Luật (Đại học Quốc gia Hà Nội), Học viện Tòa án, trường Đại học Luật (Đại học Huế), trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), trường Đại học Luật TP.HCM.

Ngoài ra thí sinh có thể tham khảo thêm một số ngành học khác như: Du lịch, Marketing, Sư phạm, Ngôn ngữ, Báo chí, Quản lý văn hóa nghệ thuật, Quản lý nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

'Siết' chỉ tiêu xét tuyển sớm: Các trường top dưới sẽ gặp khó?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non với nhiều điểm mới. Theo dự thảo, chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm chuẩn của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT.

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Theo hiệu trưởng các trường THPT, năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh được lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT nên cần được tư vấn, định hướng cẩn thận, tránh chọn theo cảm tính, số đông vì việc này tác động đến lựa chọn ngành.

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Với những quy định rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hứa hẹn con đường liên thông sắp tới sẽ không còn nhiều điểm 'tắc' như thời gian qua.