Theo đó, các hình thức xử phạt chính bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền, trong đó, mức phạt tiền tối đa lên đến 30 triệu đồng; hình thức xử phạt bổ sung gồm: tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc truy thu nộp số tiền bảo hiểm xã hội; buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi xuất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Hành vi không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng cũng bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng khi vi phạm đối với người lao động... Hành vi chậm trả các chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi người lao động...