Khởi tố vụ đấu thầu thuốc tại Đắk Lắk: Ai chịu trách nhiệm chính?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các hồ sơ, tài liệu liên quan đều thể hiện người chịu trách nhiệm chính trong hiện tượng đổi nhóm thuốc và “cho trúng thầu độc quyền” này, là ông Doãn Hữu Long, giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk.
 
Ông Doãn Hữu Long giải trình về đấu thầu thuốc trong cuộc họp báo tại UBND tỉnh
Làm rõ nhiều sai phạm
Nguồn tiền mua thuốc khám chữa bệnh trong các cơ sở Y tế công lập năm 2014-2015 được UBND tỉnh duyệt đầu tư từ ngân sách nhà nước, tổng giá trị dự toán trên 473,6 tỷ đồng. Trong đó gói biệt dược hơn 16,1 tỷ; Gói đông y, dược liệu gần 60 tỷ đồng; Gói thuốc generic hơn 397,5 tỷ đồng. Ông Doãn Hữu Long, Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk bên chủ đầu tư, là Chủ tịch Hội đồng thẩm định kế hoạch đấu thầu mua thuốc, theo phân công tại QĐ 583 ký ngày 24/4/2014 của UBND tỉnh.
Toàn bộ hồ sơ mời thầu gói thuốc Generic thuộc Dự án “Mua thuốc khám chữa bệnh trong các cơ sở y tế công lập năm 2014-2015”, đến các Quyết định điều động viên chức phục vụ xét thầu (QĐ số 506), Quyết định thành lập Tổ giúp việc cho Chủ đầu tư (QĐ số 969), các Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, các Quyết định chỉ định thầu mua bổ sung thuốc liên tục sau đó, và nhiều văn bản liên quan khác, đều do ông Doãn Hữu Long ký ban hành. 
Thay vì để Phòng Nghiệp vụ Dược chủ công trong việc lập hồ sơ và triển khai kế hoạch đấu thầu theo đúng chức năng, ông Doãn Hữu Long lại giao quyền hạn lớn nhất cho cho phòng Kế toán trong việc tham mưu chọn danh mục thuốc và tổ chức đấu thầu. Dẫn đến ai có chuyên môn về Dược mở bộ Hồ sơ mời thầu ra cũng thấy đầy rẫy các biểu hiện bất hợp lý. Nhiều công ty Dược gửi đơn đến báo Tiền Phong khiếu nại những dấu hiệu cố ý làm trái này.
Hậu quả sai phạm đợt đấu thầu thuốc 2014-2015 không chỉ gây thất thoát lớn ngân sách và quỹ Bảo hiểm Y tế, mà nghiêm trọng hơn, còn ảnh hưởng tiêu cực đến việc khám chữa bệnh cho người dân trên toàn tỉnh. Sở Y tế công bố kết quả trúng thầu đợt 1 vào tháng 11/2014, thì từ cuối tháng 12/2014 tình trạng thiếu thuốc đã xảy ra ở tất cả các bệnh viện công và trạm xá toàn tỉnh, do Sở mời thầu 1.197 mặt hàng nhưng chỉ có 666 mặt hàng trúng thầu, mà số lượng lại không ăn nhập gì với nhu cầu của các bệnh viện. 
Chênh lệch hàng tỷ đồng
Sau khi báo Tiền Phong đăng bài, Phó Thủ tướng chỉ đạo lãnh đạo tỉnh phải điều tra làm rõ các dấu hiệu sai phạm trong đấu thầu thuốc tại Đắk Lắk. Đoàn Thanh tra liên ngành được thành lập theo Quyết định 2902 do Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị ký ngày 30/10/2015. Bảy tháng đợt thanh tra kết thúc, tuy còn nhiều khoảng mờ nhưng cũng đã phát hiện hàng loạt sai phạm: Lập kế hoạch đấu thầu thuốc chưa đủ các thủ tục, không có dự toán thu chi, không có hợp đồng khám chữa bệnh, không phù hợp với niên độ tài chính, hồ sơ mời thầu đã duyệt, không đóng dấu giáp lai, thậm chí không có báo cáo tình hình mua và sử dụng thuốc của năm trước...
Một doanh nghiệp tính theo cách Cục Quản lý Dược hướng dẫn về so sánh giá thuốc, cho thấy riêng 7 mặt hàng trúng sai nhóm đã lệch giá tới 2,9 tỷ đồng. Nhưng thiệt hại ngân sách không dừng ở con số này! Vì sau đó, Giám đốc Sở còn liên tục ký văn bản chỉ định thầu trái quy định, cho mua bổ sung thuốc thêm rất nhiều lần. 

Sở Y tế công bố kết quả trúng thầu đợt 1 vào tháng 11/2014, thì từ cuối tháng 12/2014 tình trạng thiếu thuốc đã xảy ra ở tất cả các bệnh viện công và trạm xá toàn tỉnh, do Sở mời thầu 1.197 mặt hàng nhưng chỉ có 666 mặt hàng trúng thầu, mà số lượng lại không ăn nhập gì với nhu cầu của các bệnh viện. 

H.T.N (TP)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.