Khởi nghiệp với mô hình rửa ôtô bằng công nghệ hơi nước nóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Anh Nguyễn Thanh Phong (30 tuổi; ngụ phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ) đã quyết định từ bỏ công việc tại nhà máy nhiệt điện để khởi nghiệp bằng mô hình rửa ôtô lưu động bằng công nghệ hơi nước nóng.
Năm 2013, anh Nguyễn Thanh Phong tốt nghiệp ngành cơ khí của ĐH Cần Thơ và sau đó làm việc tại nhà máy nhiệt điện với mức lương khá hấp dẫn.
Người tiên phong
"Tôi có niềm đam mê ôtô nhưng nhận thấy dịch vụ hiện có trên thị trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc, bảo dưỡng xe. Tôi muốn một dịch vụ cao cấp, chi tiết và tỉ mỉ hơn nên năm 2020, sau khi nghỉ làm việc tại nhà máy nhiệt điện, tôi lên ý tưởng. Đến tháng 3-2021, tôi bắt đầu khởi nghiệp bằng mô hình chăm sóc ôtô lưu động, trong đó đặc biệt là rửa xe bằng công nghệ hơi nước nóng" - anh Phong tiết lộ.

Anh Phong rửa xe cho khách bằng công nghệ hơi nước nóng
Anh Phong rửa xe cho khách bằng công nghệ hơi nước nóng
Theo anh Phong, tại Châu Âu và Hàn Quốc, công nghệ hơi nước nóng chăm sóc ôtô có từ rất lâu nhưng ở Việt Nam chưa phổ biến rộng rãi do chi phí đầu tư lớn. Tại Cần Thơ, chỉ có một số hãng ôtô lớn mới áp dụng công nghệ này nhưng để rửa khoang máy, không rửa bên ngoài xe. Anh Phong là người tiên phong sử dụng công nghệ này để rửa xe lưu động.

Chiếc ôtô lưu động, khách gọi là anh Phong đến phục vụ
Chiếc ôtô lưu động, khách gọi là anh Phong đến phục vụ
Máy nước nóng được anh Phong đặt hàng tại các đơn vị chuyên cung cấp thiết bị mua từ nước ngoài với giá 140 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn sắm một chiếc ôtô chuyên chở máy hút bụi, bình khí nén, dung dịch chuyên dụng… với tổng số tiền đầu tư ban đầu khoảng 500 triệu đồng.

Bên trong xe chứa nhiều vật dụng để rửa và vệ sinh ôtô
Bên trong xe chứa nhiều vật dụng để rửa và vệ sinh ôtô
Nói về lợi ích của việc rửa ôtô bằng hơi nước nóng so với nước lạnh, anh Phong so sánh: "Trung bình khi rửa 1 chiếc ôtô bằng hơi nước nóng chỉ tốn 25 lít nước, trong khi dùng nước lạnh phải tiêu tốn từ 150-200 lít. Một lít nước nóng có thể tạo thành khoảng mấy trăm lít hơi nên sử dụng rất tiết kiệm. Hơi nước nóng có nhiệt độ cao, đầu ra tại vòi phun lên tới 148 độ C và khi rửa để cách xe khoảng 20 cm thì nhiệt độ từ 70-80 độ C sẽ diệt được vi khuẩn và nấm mốc. Ngoài ra, do sử dụng chủ yếu là hơi nên dễ bốc hơi, không làm lầy lội khu vực rửa xe".

Theo anh Phong, sử dụng công nghệ hơi nước nóng không chỉ tiết kiệm kiệm mà còn rửa xe sạch hơn
Theo anh Phong, sử dụng công nghệ hơi nước nóng không chỉ tiết kiệm kiệm mà còn rửa xe sạch hơn
Bên cạnh đó, hơi nước nóng khi xịt vào những khe kẽ trên ôtô, nhất là kẹt trên ghế, giúp thổi bay vết bẩn, hơi nước bốc nhanh nên làm xe không bị ướt. Trong khi đó, nếu sử dụng dung dịch và lau bằng khăn thì không thể nào vệ sinh hết bụi bẩn.
Thu nhập ổn định
Anh Phong cho biết: "Giá rửa xe bằng hơi nước nóng là 150.000 đồng với ôtô 5 chỗ, 190.000 đồng với ôtô 7 chỗ. Nhiều khách hàng khi sử dụng dịch vụ của tôi đã rất thích thú vì ngoài rửa sạch xe còn làm bóng, giúp màu sơn bền hơn, đỡ bám bụi bẩn, nước mưa. Nhiều người bận rộn có thể không cần rửa xe hàng tuần mà vẫn sáng bóng".
Sau khi khởi nghiệp được 3 tháng, Cần Thơ cũng như các tỉnh ĐBSCL thực hiện giãn cách xã hội nên anh Phong tạm ngưng phục vụ lưu động. Từ tháng 10-2021 đến nay, anh quay lại phục vụ khách hàng tại các quận trung tâm của TP Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang. Theo anh, việc rửa xe bằng công nghệ hơi nước nóng chỉ là phụ, dịch vụ chính là vệ sinh chi tiết nội thất, khoang máy.

Ngoài rửa ôtô, anh Phong còn vệ sinh và chăm sóc nội thất xe
Ngoài rửa ôtô, anh Phong còn vệ sinh và chăm sóc nội thất xe
Đối với nội thất, anh sẽ tháo ghế, vệ sinh sàn xe, hút bụi, dùng hơi nước nóng và dung dịch chuyên dụng vệ sinh từ trần xe, ghế, vô lăng, máy lạnh, cánh cửa…, sau đó dùng hóa chất bảo dưỡng. Nhất là phần da ghế, cần bảo dưỡng để da bền màu và tăng tuổi thọ nội thất.
Một ôtô được chăm sóc từ 2-6 giờ tùy tình trạng xe. Trung bình mỗi tháng, anh Phong chăm sóc khoảng 60 xe, 1 chiếc làm vệ sinh trọn bộ từ trong ra ngoài với giá 1,5-2 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng chàng trai này "bỏ túi" từ 15-20 triệu đồng.
"Nhiều người trẻ hiện nay e ngại mắc lỗi nên sợ thử thách, sợ những cái mới, từ đó khó phát triển nên kiếm công việc nào đó làm cho an nhàn. Nhưng tôi suy nghĩ khác một chút nên khi còn làm tại nhà máy nhiệt điện, dù lương khá nhưng không có gì đột phá, tôi đã xin nghỉ và khởi nghiệp để theo đuổi niềm đam mê của mình" - anh Phong tâm sự.

Theo Phong, từ khi ra trường, do tính chất công việc được cử đi học, đi nhiều nơi nhưng anh thấy Cần Thơ là TP đáng sống và phát triển sự nghiệp nên chọn nơi đây lập nghiệp. "Trước đó, tôi sống và làm việc ở TP HCM, Hà Nội… nhưng thấy Cần Thơ vẫn tốt hơn. Cần Thơ đang trong quá trình phát triển, mọi thứ còn mới còn nhiều cơ hội cho người trẻ phát triển"- anh bộc bạch.

Bài-ảnh: Ca Linh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.