Khởi nghiệp với giấy báo cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tận dụng giấy báo cũ, chị Bùi Ngọc Ánh Tuyết (38 tuổi, ngụ P.9, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) đã làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và thời trang, thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng.

 


Chị Tuyết kể lúc nhỏ thường được ông bà làm cho những đồ chơi bằng giấy như: mặt nạ, chong chóng... Lớn lên, chị mày mò học hỏi và làm theo. Khi công ăn việc làm ổn định, lúc rảnh rỗi chị thường lấy giấy đan thành ra những chiếc rổ và bông hoa xinh xắn… tặng bạn bè, người thân. Nhờ sản phẩm đẹp mắt nên một số người thích và đặt mua.

 Chị Tuyết cùng sản phẩm sọt từ giấy - Ảnh: Duy Tân
Chị Tuyết cùng sản phẩm sọt từ giấy - Ảnh: Duy Tân



Khi số lượng đặt hàng ngày càng nhiều, chị Tuyết quyết định thực hiện mô hình tái chế giấy phế liệu, biến chúng thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ để kinh doanh. “Nhiều lúc đi ngoài đường, thấy người ta đọc báo rồi bỏ bay tứ tung rất nhếch nhách. Từ đó tôi nảy sinh ý tưởng thu mua giấy báo cũ để làm các sản phẩm thủ công thay thế đồ nhựa, hạn chế tình trạng rác thải nhựa ra môi trường”, chị Tuyết chia sẻ.

Hiện chị Tuyết đã tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ và thời trang như: tranh, chụp đèn, rổ, lọ hoa, lót ly, thùng rác, túi xách, cài tóc, vòng hoa... Mỗi sản phẩm đều được chăm chút từng đường nét, trang trí hình ảnh với những mô hình lưu niệm đặc trưng về di tích văn hóa của tỉnh Vĩnh Long và nhận thiết kế sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. Sản phẩm được bày bán tại các điểm du lịch ở Vĩnh Long và một số tỉnh thành.

Để sản phẩm đủ cung ứng ra thị trường, vừa qua chị Tuyết đã đầu tư mở xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ. Đặc biệt, chị còn nhận dạy nghề miễn phí, cùng với đó tạo công ăn việc làm cho gần 200 lao động tại địa phương.

Mỗi tháng, chị Tuyết bán ra thị trường hơn 1.000 sản phẩm các loại, với giá dao động từ vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng mỗi sản phẩm. “Tôi đang chuẩn bị đưa ra thị trường 2 dòng sản phẩm mới, đó là: tượng doanh nhân làm từ bột giấy; dép kẹp làm từ giấy cũ, xơ dừa và lục bình”, chị Tuyết thông tin thêm.

Duy Tân (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

Bí thư chi đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với đức tính năng động và sáng tạo, anh Cao Đình Khánh-Bí thư Chi Đoàn thôn Ia Lâm Tốk (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) đã trở thành điển hình thanh niên làm kinh tế giỏi ở địa phương. Hiện nay, mô hình đa cây đem lại cho gia đình anh nguồn thu nhập mỗi năm trên 600 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Sinh viên làm pin từ vỏ chuối

Gần nửa năm cùng nhau đi thu gom vỏ chuối, rồi trải qua hàng trăm lần gửi trả về mẫu đo đạc, nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã chế tạo thành công Pin Lithium từ phế phẩm nông nghiệp.
Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cẩn trọng với 'hướng nghiệp tâm linh' trên TikTok

Cách đây một năm, dư luận dậy sóng trước thông tin một số ngành nghề bị các nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikToker) nhận xét là "vô dụng nhất", "dễ thất nghiệp", "không có tương lai". Đến nay, xu hướng tìm hiểu ngành nghề qua TikTok vẫn sôi động, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

“Lính kho” đam mê nghiên cứu khoa học

(GLO)- Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Đặng Bá Hiền-Nhân viên thủ kho (Cục Kỹ thuật, Quân đoàn 3) có nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật áp dụng vào công tác được cấp trên đánh giá cao. Nhiều năm liền, anh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.