Khởi nghiệp - Tôi phải làm gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại chương trình tư vấn trực tuyến “Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp” diễn ra 9 giờ sáng nay, các bạn học sinh, sinh viên sẽ được tìm hiểu, xác định xem bản thân mình có phù hợp với công việc kinh doanh hay không?
Vào 9 giờ sáng nay (30.8), sẽ diễn ra chương trình tư vấn trực tuyến “Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp” dành cho học sinh, sinh viên trong và ngoài nước, do T.Ư Đoàn, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Báo Thanh Niên, Quỹ Hỗ trợ phát triển thanh niên phối hợp tổ chức.
Chương trình gồm 6 số diễn ra từ tháng 8 - 12.2020, bằng hình thức livestream (phát trực tuyến) trên trang fanpage Facebook Cổng thông tin điện tử T.Ư Đoàn; Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn; Hội Sinh viên Việt Nam; Báo Thanh Niên.
Nội dung các số của chương trình xoay quanh chủ đề: “Khởi nghiệp - Có thật sự cần thiết?”; “Khởi nghiệp - Tôi phải làm gì?”; "Đánh giá, định hình năng lực kinh doanh tiềm ẩn của bản thân”; “Các bước để khởi nghiệp”; “Kiến thức, kỹ năng cần thiết khi khởi nghiệp”; “Dám chấp nhận thất bại - đứng lên mạnh mẽ”, “Khởi nghiệp - Ai sẽ đồng hành cùng tôi?”.
Ngày 2.8, số đầu tiên của chương trình tư vấn "Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp'" dành cho học sinh, sinh viên đã được phát trực tuyến trên trang mạng xã hội Facebook với chủ đề "Khởi nghiệp - Có thật sự cần thiết".
 
Chương trình Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp (số thứ 2)  ẢNH BTC CUNG CẤP
Chương trình Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp (số thứ 2) ẢNH BTC CUNG CẤP
Số hôm nay sẽ diễn ra với chủ đề “Khởi nghiệp - Tôi phải làm gì?” vào lúc 9 giờ ngày 30.8.2020.
Ở số thứ hai này, các chuyên gia sẽ giúp các bạn trẻ tìm hiểu, xác định xem bản thân mình có phù hợp với công việc kinh doanh hay không? Những phẩm chất, năng lực mà một người kinh doanh cần phải có là gì…
Khách mời của chương trình gồm: Doanh nhân Tuệ Nghi, Chủ tịch Pancific Empire Investment; CEO Đỗ Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc NovaGroup, NovaEdu.
Theo Vũ Thơ (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.