Khi người nghèo "lọt lưới" chính sách: Ly sữa đắng, bìa đậu chát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

“Đó là những học sinh thật sự nghèo, tiền ăn bán trú hàng tháng của năm trước vẫn còn phải nợ trường... nhưng không có cách nào để các em được uống sữa như bạn bè...”- tâm sự của cô Lê Thị Ngọc Hạnh về quy định học sinh muốn uống sữa học đường miễn phí thì phải có sổ hộ nghèo.
 

Bữa cơm với vài bìa đậu dim mặn chát hay những đứa trẻ thực sự nghèo không được uống sữa vì thiếu sổ nghèo chỉ đang phản ánh tình trạng người nghèo lọt lưới chính sách (Ảnh: HAT)
Bữa cơm với vài bìa đậu dim mặn chát hay những đứa trẻ thực sự nghèo không được uống sữa vì thiếu sổ nghèo chỉ đang phản ánh tình trạng người nghèo lọt lưới chính sách (Ảnh: HAT)


Cô Hạnh, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trường Thạnh (quận 9) mấy lần nhấn mạnh ý kiến của mình trong buổi Hội đồng Nhân dân TPHCM khảo sát việc thực hiện đề án Sữa học đường, theo Tuổi trẻ.

Đại ý, theo Đề án, trẻ mẫu giáo và học sinh lớp 1 thuộc diện nghèo, cận nghèo sẽ được ngân sách TP hỗ trợ 50% phí và doanh nghiệp 50%. Nghĩa là các em này sẽ được uống sữa hoàn toàn miễn phí.

Tuy nhiên, các em hộ nghèo, cận nghèo phải có sổ xác nhận hộ nghèo.

Và, quy định này làm nảy sinh trong thực tế câu chuyện những học sinh thật sự nghèo... không được uống sữa, vì không có sổ.

Nguyên nhân thật ra cũng đã thấy: Phụ huynh có con em trong diện nghèo là dân các tỉnh đến thành phố, tạm trú, di chuyển nơi ở thường xuyên vì phụ thuộc vào nơi nhà máy, xí nghiệp..., trong khi chính quyền không thể xác nhận hộ nghèo hay cận nghèo.

Chính sách nào thì cũng cần có những điều kiện, tiêu chuẩn để tạo ra sự minh bạch, để tránh tính trạng - nói như đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải: “Bò đi lạc vào nhà quan, quan đi lạc vào...hộ cận nghèo”.

Nhưng câu chuyện sữa học đường của những đứa trẻ thực sự nghèo khiến tôi nhớ đến bữa cơm của cụ bà 95 tuổi Đồng Thị Vạch ở xã Định Hải, Yên Định, Thanh Hóa.

Bữa cơm ấy chỉ có vài bìa đậu, dim muối mặn đến đắng lưỡi. Để ăn dè.

Cụ Vạch nghèo đến nỗi cả tháng chỉ có 270 ngàn tiền hỗ trợ người cao tuổi. Nghèo đến mức chỉ có mỗi cái quạt. Và nghèo, đến chẳng có tiền thay mộ cho cụ ông.

Thật ra, đối với cụ Vạch, hay những phụ huynh nghèo khó của những đứa trẻ không được uống sữa học đường, cái nghèo không đáng sợ bằng sự thiếu công bằng, bằng việc bị bỏ rơi.

Bởi bên cạnh cái nghèo của cụ Vạch, là hàng trăm hộ cận nghèo nhà cửa lộng lẫy gia đình điều kiện... được hưởng gói hỗ trợ COVID-19, trong khi cụ Vạch thì bị đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Cũng như cha mẹ nghèo của những đứa trẻ không được uống sữa kia thôi. Họ nghèo, và bị bỏ rơi, không có bất cứ tiếng nói nào trong việc phân chia phúc lợi xã hội, trong miếng bánh an sinh, trong cả việc xem xét danh sách hỗ trợ nữa.

Có lẽ, những lỗ hổng trong các chính sách an sinh, trong việc triển khai những gói hỗ trợ mang tính đột xuất là cơ hội để chúng ta nhìn thấy những thân phận bị bỏ rơi ấy.

Một ly sữa đắng, một đồng hỗ trợ không đúng địa chỉ, nhưng để từ đó, có sự điều chỉnh chính sách để thực sự không bỏ rơi, không để sót bất cứ ai lại phía sau. Bởi ý nghĩa hơn rất nhiều giá trị của một ly sữa, nó là sự công bằng.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/khi-nguoi-ngheo-lot-luoi-chinh-sach-ly-sua-dang-bia-dau-chat-814788.ldo

Theo Anh Đào  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.