Hương rừng ra phố

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Làm việc ổn định tại TP.HCM, nhưng rồi cô gái Quảng Nam bất ngờ quay về quê khởi nghiệp và thành công bằng cách đưa đặc sản rừng vươn xa.
Võ Thị Minh Nga giới thiệu sản phẩm do công ty mình tạo ra ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Võ Thị Minh Nga giới thiệu sản phẩm do công ty mình tạo ra ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Võ Thị Minh Nga (32 tuổi, ở TT.Tân An, H.Hiệp Đức, Quảng Nam) trước đây chọn TP.HCM để lập nghiệp với đúng chuyên ngành đã học, nhưng đến năm 2016 thì rẽ sang hướng đi mới: về quê lập nghiệp.

Thời gian đầu về quê, chưa vội thực hiện những dự định đã đặt ra, Nga tham gia nhóm thiện nguyện về với những người dân ở các bản làng xa xôi. Từ những chuyến đi, cô gái trẻ đã nhận ra giá trị của những sản vật núi rừng.
“Khi đến các bản làng, chứng kiến sản vật của người dân, mình nghĩ tại sao ở quê có nhiều thứ ngon, sạch như thế mà người thành phố lại không sử dụng được? Đó là lý do mình tìm mọi cách đưa sản vật quê hương vươn xa hơn”, Nga nói.
Lội rừng tìm sản vật
Sau đó là những chuyến lội rừng. Với cô gái, mỗi chuyến đi là mỗi lần lo sợ, bởi con đường từ các bản làng đồng bào Bh’Noong ở huyện vùng cao Phước Sơn (Quảng Nam) vào bìa rừng dài hàng chục cây số với nhiều đồi dốc, sông suối, thác ghềnh... Nhưng từ đó, những hạt lúa rẫy theo bước chân Nga rời xa không gian chật hẹp của bản làng.
“Mình muốn người dân có thêm thu nhập từ những hạt lúa rẫy do chính họ làm ra. Những hạt lúa này phải đi xa hơn và để người dân tin sản phẩm đó quý giá thế nào”, Nga trải lòng.
Đến từng ngôi làng và trải nghiệm, tìm hiểu luật tục, Nga nhận ra đồng bào Bh’Noong quý hạt gạo như quý chính cuộc sống của họ. Họ cũng trọng chữ tín, hễ yêu quý và tin cậy ai thì dành hết sản vật để bán cho người đó. Tất nhiên, Nga làm mọi cách để đáp lại lòng tin yêu ấy… Để rồi, rất nhiều sản vật được Nga “săn tìm”. Nào nghệ núi, gừng núi, lúa sạch, chè xanh núi, chè vằng, các loại đậu...
“Tôi tự tin lẫn tự hào khi mang những đặc sản này đến với người thành phố. Bởi những thứ bán ra đều từ những bàn tay thủ công của dân làng làm ra, tự bỏ công sức đi lấy và thử nghiệm trước khi nó đến với khách hàng”, Nga quả quyết.
Đặc sản Bh’noong “xuống phố”
Khi xác lập nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, Nga vào cuộc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm. Với đồng bào vùng cao, đầu ra sản phẩm luôn khó khăn, ngược lại khách hàng ở thành phố lại chuộng, từ đó Nga trở thành cầu nối. Ban đầu, khách hàng là những người Nga từng làm việc chung ở TP.HCM. Thông qua mạng xã hội và sự giới thiệu của họ, thực phẩm cũng như mỹ phẩm được bào chế từ thiên nhiên của Nga được nhiều người biết đến.
Nắm bắt nhu cầu khá lớn của người tiêu dùng, năm 2017, Nga đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng nhà xưởng trên diện tích 300 m2 và lắp đặt hệ thống máy móc để chế biến sản phẩm tinh bột nghệ, trà gạo lứt, gạo lứt… Tất cả quy trình chế biến đều đảm bảo vệ sinh; sản phẩm làm được, cô đều tự mình “thử nghiệm” trước.
Đầu năm 2019, Nga thành lập công ty. Từ khi khởi nghiệp đến nay, Nga luôn gặp may. Mỗi năm, công ty thu lợi nhuận từ 700 triệu đến 1 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 7 lao động có hoàn cảnh khó khăn (mức lương 7 - 10 triệu đồng/tháng); riêng lao động theo thời vụ có thời điểm lên đến 20 - 30 người.
Cô gái liều lĩnh này mong muốn sẽ là một cánh chim nhỏ bé nhưng có khát vọng chuyên chở sản vật thiên nhiên, thuần khiết của núi rừng xuống phố. “Không chỉ người dân thành phố biết, mà mình còn muốn một ngày nào đó xuất khẩu đi các nước trên thế giới để họ biết rằng VN có những sản vật rất quý giá”, Nga tâm sự.
Theo Mạnh Cường (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000).