Hơn 8 ngàn hộ, với 27 ngàn nhân khẩu ở Kon Tum phải sắp xếp lại nơi ở

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 11-12, tin từ UBND tỉnh Kon Tum cho biết, ngành chức năng vẫn đang xây dựng, hoàn thiện kế hoạch di dân tái định cư ở các vùng dự án thủy điện. Việc tái định cư gắn với đào tạo nghề để người dân đến nơi ở mới sớm ổn định cuộc sống.
 
Một góc làng tái định cư thủy điện Thượng Kon Tum. Ảnh: Thanh Tuấn
Một góc làng tái định cư thủy điện Thượng Kon Tum. Ảnh: Thanh Tuấn
Theo đó, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Kon Tum cần bố trí sắp xếp lại dân cư cho hơn 8.000 hộ với trên 27.000 nhân khẩu thuộc các nhóm sắp xếp dân cư vùng biên giới, vùng thiên tai sạt lở, vùng đặc biệt khó khăn và dân di cư tự do.
Cũng trong giai đoạn này, tỉnh Kon Tum cần 222,5 tỉ đồng để phục vụ cho việc ổn định đời sống của người dân tại các khu tái định cư thuộc các dự án thủy điện quy mô lớn trong khu vực Tây Nguyên như: Yaly, Plei Krông, Thượng Kon Tum và Đăk Đrinh.
Hiện Kon Tum có 81 vị trí thủy điện vừa và nhỏ được phê duyệt quy hoạch với tổng công suất trên 870MW. Trong số này có 5 dự án phải thực hiện di dân tái định cư.
Các chủ đầu tư thủy điện đã xây dựng làng tái định cư mới, hoàn thiện hệ thống điện, đường, nước sinh hoạt cho vùng dự án. Tuy nhiên, một số làng tái định cư như Đăk Nên, Đăk Rinh… chưa phát huy hiệu quả, người dân bỏ nhà cửa về lại nơi làng cũ, gây lãng phí, tốn kém...
Nguyên nhân là do làng tái định cư xa khu vực đất đai sản xuất, sinh kế chính của người dân miền núi. Một số làng tái định cư ở nơi có nguy cơ sạt lở cao. 
Theo Thanh Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.