Hơn 200 giáo viên Kon Tum hào hứng chia sẻ kinh nghiệm tư vấn hướng nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 6-4, hơn 200 giáo viên tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tham dự chương trình "Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hướng nghiệp" do Báo Người Lao Động phối hợp cùng Sở GD-ĐT Kon Tum tổ chức.
Ông Lê Cao Cường, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động trao hoa cảm ơn đội ngũ chuyên gia, Sở GD-ĐT Kon Tum và đại diện các trường THPT

Ông Lê Cao Cường, Phó Tổng Biên tập Báo Người Lao Động trao hoa cảm ơn đội ngũ chuyên gia, Sở GD-ĐT Kon Tum và đại diện các trường THPT

Chia sẻ về công tác hướng nghiệp với học sinh, TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT, nói: "Trong nhiều năm qua Bộ GD-ĐT triển khai công tác này theo nhiều hình thức, nhiều cấp độ khác nhau. Hàng năm chúng ta có khoảng gần 1 triệu học sinh dự thi tốt nghiệp THPT.

Theo thống kê, hàng năm có hơn 400.000 học sinh học từ bậc THCS mà không học tiếp THPT, các em đã rẽ nhánh sang học các hướng khác. Theo nghiên cứu có thể do điều kiện các em không thể theo học, hướng thứ 2 là các em học trung cấp, CĐ.

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT chia sẻ tại chương trình

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT chia sẻ tại chương trình

Trong số 800.000 thí sinh thi tốt nghiệp THPT hàng năm, thì vào các cơ sở giáo dục ĐH do bộ quản lý là 500.000 thí sinh, số còn lại có thể học theo hệ trung cấp, CĐ, trung cấp nghề. "Có thể nói, định hướng hướng nghiệp từ liên bộ Bộ GD-ĐT, Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội rất tốt"- ông Hùng nói.

Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, công tác hướng nghiệp thành công có một phần rất lớn từ sự đồng lòng của các địa phương, các cơ sở giáo dục đào tạo. Bên cạnh đó, để hướng nghiệp có rất nhiều phương án, trong đó có chia sẻ của các trường ĐH, CĐ để các em có hướng đi tốt nhất.

Hơn 200 giáo viên tại Kon Tum tham dự chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hướng nghiệp

Hơn 200 giáo viên tại Kon Tum tham dự chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hướng nghiệp

Theo TS Nguyễn Mạnh Hùng, dù số học sinh tốt nghiệp THCS, THPT hàng năm khá cao nhưng thực tế số các em lựa chọn vào ĐH hàng năm không cao. Có thể thấy, năm 2020-2021, số học sinh tốt nghiệp THPT là hơn 917.000 em nhưng chỉ hơn 500.000 em và ĐH, chiếm hơn 50%.

Năm 2021-2022: Trong số học sinh tốt nghiệp THPT, số học sinh vào ĐH chỉ chiếm 37,4%.

Năm gần đây nhất là năm 2022-2023: Trong số 960.000 học sinh tốt nghiệp THPT, chỉ có 553.000 học sinh học ĐH, chiếm tỉ lệ 36,6%.

Theo đại diện Bộ GD-ĐT, con số này có phần nào ảnh hưởng từ công tác hướng nghiệp, chẳng hạn như các thầy cô đã tư vấn cho các em học các hệ ngắn hạn thì ra trường dễ kiếm được việc làm hơn.

TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM
TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM

TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, thông tin hiện nay tỉ lệ sinh viên/dân số ở nước ta là 215 sinh viên/vạn dân, còn thấp rất nhiều so với các nước trong khu vực. Theo ông Lý, nguồn nhân lực đang thiếu rất trầm trọng, nhưng vấn đề là làm sao để tìm được nguồn nhân lực phù hợp với ngành, nghề đó.

Nhiều thầy, cô giáo chia sẻ về kinh nghiệm hướng nghiệp

Nhiều thầy, cô giáo chia sẻ về kinh nghiệm hướng nghiệp

Dẫn chứng về ví dụ Tập đoàn IBM kiểm tra 2.000 sinh viên năm cuối 5 trường ĐH lớn ở TP HCM, chỉ có 90 sinh viên (4,5%) đáp ứng trên 60% yêu cầu tuyển dụng. Theo ông Lý, việc lựa chọn sai ngành, nghề gây lãng phí rất lớn, không những lãng phí cho chính người học, gia đình mà cả xã hội.

Chia sẻ về công tác hướng nghiệp, theo ông Lý, có 3 vòng tròn trong công tác hướng nghiệp mà các thầy, cô giáo cần phải cho các em trả lời và các thầy cô phải làm sao để các em trả lời. Đó là em phù hợp lĩnh vực nào? Em học ngành nào để phù hợp với lĩnh vực đó và trường nào đào tạo ngành đó.

Tại buổi chia sẻ, các thầy cô cùng chuyên gia tiến hành trắc nghiệm chọn ngành học phù hợp và cùng chia sẻ cách thức để hướng dẫn học sinh của mình tiếp cận được với ngành học mà các em quan tâm, phù hợp với năng lực, sở trường và hoàn cảnh của các em.

Có thể bạn quan tâm