Học trò trường huyện tạo phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với tinh thần đam mê khoa học, 2 em Đào Minh Quân và Bùi Minh Hiếu (lớp 11A8, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nghiên cứu, lập trình phần mềm “MDC Assistant hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến”. Phần mềm này đã đạt giải nhì bảng D3 (thi sản phẩm sáng tạo cấp THPT) tại Hội thi Tin học trẻ toàn tỉnh năm 2023.

Chia sẻ về lý do sáng tạo phần mềm MDC Assistant hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến, Hiếu tâm sự: “Vào mỗi dịp tuyển sinh, Ban tư vấn tuyển sinh của trường khá vất vả khi phải trả lời từng thắc mắc của học sinh. Cũng có khá nhiều người quen hỏi em về thông tin tuyển sinh, cách nộp hồ sơ vào trường. Từ thực tế đó, chúng em nảy ra ý tưởng sáng tạo phần mềm nhằm tối ưu hóa thông tin, giúp trường thuận lợi hơn trong công tác tuyển sinh”.

Thầy Trần Bá Công (bìa trái)-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trao giải nhì cho nhóm tác giả tại Hội thi Tin học trẻ tỉnh Gia Lai lần thứ XXII. Ảnh: Minh Nhật

Thầy Trần Bá Công (bìa trái)-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo trao giải nhì cho nhóm tác giả tại Hội thi Tin học trẻ tỉnh Gia Lai lần thứ XXII. Ảnh: Minh Nhật

Khi chốt ý tưởng, tháng 3-2023, Hiếu và Quân đã khảo sát để tìm hiểu nhu cầu, những thắc mắc của học sinh trước mỗi mùa tuyển sinh, như: Hồ sơ nộp trực tiếp bao gồm những gì? Khối tự nhiên gồm tổ hợp nào? Chương trình mới, thi tốt nghiệp ra sao? Ngành công nghệ thông tin thì theo khối nào phù hợp? Học phí, kế hoạch tuyển sinh, phương thức xét tuyển?…

Để tạo ra phần mềm, nhóm tác giả đã sử dụng ngôn ngữ lập trình “Python”, các thuật toán để lập trình chương trình tự động trả lời các câu hỏi vào Fanpage “Tuyển sinh THPT Mạc Đĩnh Chi”. Python là một ngôn ngữ lập trình cấp cao có thể thông dịch và biên dịch tự động, có nhiều lớp dữ liệu và liên kết động. Nhóm sử dụng các hàm, câu lệnh đã chuẩn bị sẵn để lập trình phần mềm. Bên cạnh đó, giao diện được nhóm thiết kế gần gũi, phù hợp với lứa tuổi.

Kho dữ liệu phần mềm gồm hơn 100 câu hỏi liên quan đến vấn đề tuyển sinh. Phần mềm phản hồi, tương tác nhanh trong thời gian 0,5-1 giây. Học sinh đưa ra yêu cầu trực tiếp với chatbot. Sau đó, chatbot sẽ truy xuất từ cơ sở dữ liệu và phản hồi tới người đặt câu hỏi. Hệ thống có thể đồng thời tương tác với học sinh một cách nhanh chóng, thuận tiện. Đối với những câu hỏi nằm ngoài cơ sở dữ liệu, phần mềm tự động lọc thông tin và đưa ra câu trả lời có nội dung phù hợp.

“Nói thì đơn giản nhưng chúng em đã phải nghiên cứu trong suốt 2 tháng để liên kết, thống nhất các thuật toán sao cho phù hợp. Chúng em phải tự làm, tham vấn thêm các thầy cô trong trường để tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh”-Quân chia sẻ.

Em Đào Minh Quân (bìa trái) và Bùi Minh Hiếu đang bổ sung thông tin về tuyển sinh lên phần mềm MDC Assistant hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến. Ảnh: M.N

Em Đào Minh Quân (bìa trái) và Bùi Minh Hiếu đang bổ sung thông tin về tuyển sinh lên phần mềm MDC Assistant hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến. Ảnh: M.N

Sau khi hoàn thiện phần mềm, nhóm tác giả đã tổ chức khảo sát với 10 học sinh lớp 9. Tính trên tất cả câu hỏi được gửi đến, phần mềm chatbot đưa ra câu trả lời có mức độ phù hợp lên đến 90%, làm hài lòng học sinh bởi việc tiếp cận thông tin hữu ích một cách dễ dàng

. Cô Lê Thị Mai Khanh-giáo viên Tin học Trường THPT Mạc Đĩnh Chi-cho hay: “Qua quá trình tạo ra phần mềm, Quân và Hiếu đều áp dụng tốt những kiến thức về lập trình tin học và tìm hiểu thêm kiến thức nâng cao. 2 em đều học tốt môn Tin học nên việc lập trình được phần mềm này là điều dễ hiểu. Lâu nay, việc trao đổi thông tin tuyển sinh giữa nhà trường và phụ huynh, học sinh chủ yếu là trực tiếp. Nếu qua Fanpage của trường, Ban tư vấn tuyển sinh phải trực tiếp trả lời từng câu hỏi, quy trình này thường rất mất thời gian và đặt gánh nặng cho bộ phận tuyển sinh. Chính vì vậy, phần mềm mà các em nghiên cứu, lập trình có ý nghĩa thiết thực. Các em học sinh có thể đặt câu hỏi 24/7 cho phần mềm và nhận được câu trả lời rất nhanh. Ban tư vấn tuyển sinh tại các cơ sở giáo dục cũng đỡ vất vả hơn”.

Tại Hội thi Tin học trẻ toàn tỉnh lần thứ XXII-2023, phần mềm này của nhóm tác giả được Ban giám khảo đánh giá cao về tính sáng tạo, triển vọng ứng dụng và ý nghĩa đối với công tác giáo dục. Nhằm phục vụ hiệu quả cho công tác tuyển sinh, nhóm tác giả cố gắng cập nhật và hoàn thiện chất lượng câu hỏi, câu trả lời.

“Hiện tại, chúng em tranh thủ thời gian nghỉ hè để cập nhật thêm các câu hỏi về tuyển sinh nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu trao đổi của các bạn học sinh cũng như phụ huynh. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu để mở rộng sang nội dung hướng nghiệp, giúp các bạn có thêm nhiều thông tin trong việc lựa chọn ngành nghề”-Hiếu cho hay.

Trao đổi cùng P.V, cô Hoàng Thị Thanh Tú-Bí thư Đoàn trường THPT Mạc Đĩnh Chi-chia sẻ: “Phần mềm này như một trợ lý ảo giải quyết các thắc mắc về tuyển sinh của học sinh, phụ huynh, góp phần rút ngắn thời gian và giảm bớt gánh nặng tư vấn tuyển sinh; đồng thời nâng cao sự tương tác giữa nhà trường với các em học sinh và phụ huynh. Đoàn trường đánh giá cao sự nỗ lực tìm tòi cũng như đề xuất sử dụng phần mềm sáng tạo của 2 em Quân và Hiếu để phục vụ công tác tuyển sinh tại trường trong thời gian tới”.

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Làm giàu nhờ 'thay đổi số phận' một loại bánh

Từ những chiếc bánh ép Huế bình dân, Ngô Văn Quốc (22 tuổi, quê P.Thuận An, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) đã cho ra đời sản phẩm đóng gói đẹp mắt, mang thương hiệu của Huế, bày bán tại các trung tâm thương mại, cửa hàng sân bay... khắp cả nước.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và chuyển đổi xanh

(GLO)- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên sàn thương mại điện tử, hướng dẫn cách livestream bán hàng… là chuỗi hoạt động do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thuộc Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức cuối tuần qua tại TP. Pleiku.

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Bế mạc Techfest Đắk Lắk 2024

Tối 24/9, UBND tỉnh tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.