Học sinh lớp 8 sáng chế thành công sản phẩm giám sát bệnh nhân đột quỵ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với mong muốn giảm thiểu tỷ lệ người bệnh bị đột quỵ hoặc bị tai nạn té ngã mà người nhà không biết, một học sinh lớp 8 ở TP. Cần Thơ đã sáng chế bộ sản phẩm giám sát bệnh nhân với tên gọi SmartCare. Sản phẩm này đã đạt giải Khuyến khích cuộc thi Khoa học Kỹ thuật toàn quốc vào tháng 3 năm nay.

Đó là em Trần An Khánh, học sinh lớp 8A1, Trường THCS An Hoà 1, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Ba em là kỹ sư công nghệ thông tin, mẹ làm kế toán ở công ty Viễn thông. Thừa hưởng gen của ba, ngay từ nhỏ Khánh đã đam mê nghiên cứu khoa học, năm học lớp 6 em nghiên cứu, sáng chế ra thùng rác thông minh để phân loại rác.

 
Em Trần An Khánh học sinh lớp 8A1 trường THCS An Hòa 1, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Em Trần An Khánh học sinh lớp 8A1 Trường THCS An Hòa 1, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ


Đến năm học lớp 7, một lần đọc báo Khánh đọc thấy một bệnh nhân được điều trị tại nhà khi đang cố gắng di chuyển đến nhà vệ sinh thì lên cơn đau tim dẫn đến đột quỵ. Lúc này người nhà bệnh nhân đang ở ngoài sân không biết nên bệnh nhân bị tử vong. Với mong muốn không có trường hợp nào bị tương tự như thế nên Khánh lên ý tưởng cho ra bộ sản phẩm giám sát bệnh nhân SmartCare.

An Khánh cho biết, ban đầu ý tưởng đưa ra sản phẩm đơn thuần là một chiếc máy phát hiện bệnh nhân có bị té ngã hay không rồi phát thông báo cho mọi người xung quanh biết cũng như sẽ phát SMS cho người thân của bệnh nhân.

Nhưng quá trình làm, một vấn đề phát sinh là người bệnh nhân kia đang ngồi rồi bỗng nhiên đột quỵ (không có tai nạn té ngã) thì sao? Từ tình huống phát sinh sản phẩm đã tích hợp thêm thiết bị phát hiện đột quỵ vào thành một bộ sản phẩm.

 

2
Thiết bị ghi nhận trường hợp té ngã
3
Ghi nhận nhịp tim của bệnh nhân trên thiết bị
4
Thiết bị còn giúp người nhà biết được bệnh nhân đang ở vị trí nào


Một giả thiết nữa lại được đặt ra, người giám sát đã nhận được thông báo có tai nạn hay triệu chứng đột quỵ nhưng không biết đang ở vị trí nào? Thế là ý tưởng thêm chức năng GPS để giúp người giám sát tiếp cận được với bệnh nhân nhanh chóng hơn.

An Khánh cho biết: “Sản phẩm được phát triển trên nền tảng bo mạch mã nguồn mở Arduino Pro mini. Sản phẩm gồm có những thiết bị linh kiện chính là Board Arduino Pro mini, cảm biến gia tốc MPU6050, cảm biến nhịp tim, module SIM800L, bluetooth HC-05, Module GPS Ublox Neo M7m…”.


 

5
Các linh kiện được kết hợp lại để tạo thành thiết bị giám sát bệnh nhân đột quỵ, té ngã của An Khánh



Cũng theo Khánh, do sản phẩm là một thiết bị được thiết kế nhỏ gọn giống điện thoại di động và phải đeo trực tiếp lên người sử dụng nên được tối ưu tuyệt đối. Sản phẩm hoạt động chia ra làm ba khâu: phát hiện, xử lý và phát thông báo.

Khi phát hiện đột quỵ, sản phẩm sử dụng cảm biến nhịp tim thường xuyên kiểm tra nhịp tim của bệnh nhân rồi gửi thông số đến trung tâm nhận dữ liệu. Sau khi có được số liệu cụ thể từ cảm biến gia tốc và cảm biến nhịp tim thì board Arduino Mini Pro bắt đầu thực hiện quy trình xử lý cho ra kết quả và phát đi tin nhắn thông báo đã té ngã hoặc là nhịp tim bất thường đến điện thoại của người nhà có cài phần mềm theo dõi SmartCare.

 

Để giám sát được bệnh nhân buộc người nhà phải sử dụng điện thoại thông minh có cài đặt chương trình SmartCare
Để giám sát được bệnh nhân buộc người nhà phải sử dụng điện thoại thông minh có cài đặt chương trình SmartCare


Phần mềm còn tích hợp khả năng dẫn đường từ vị trí của người giám sát đến vị trí của người nạn nhân bằng cách nhấn vào mũi tên góc phải bên dưới ở bản đồ (buộc người giám sát phải bật GPS trên điện thoại).

Khánh cũng cho biết, trong quá trình làm gặp một số khó khăn như chương trình bị lỗi, thiết bị bị cháy…nhưng em quyết tâm làm, bên cạnh được sự hỗ trợ, động viên của thầy giáo và của ba nên cuối cùng sản phẩm cũng hoàn thành. Cũng nhờ sản phẩm thử nghiệm của em, mới đây một cụ già 70 tuổi được phát hiện kịp thời lúc bị trượt chân khi đang đi vệ sinh ở nhà.

 

Cô Nguyễn Thị Bích Nga, hiệu trưởng trường An Hòa 1 cho biết, em An Khánh là niềm tự hào của nhà trường và gia đình
Cô Nguyễn Thị Bích Nga-Giệu trưởng Trường An Hòa 1 cho biết, em An Khánh là niềm tự hào của nhà trường và gia đình



Cô Nguyễn Thị Bích Nga-Hiệu trưởng trường An Hòa 1 cho biết: “Ở trường có học sinh ngoan, học giỏi đam mê khoa học và đạt giải ở các cuộc thi là một niềm tự hào rất lớn. Hy vọng trong thời gian tới An Khánh sẽ tiếp tục nghiên cứu và sáng chế được nhiều thiết bị hữu ích nữa”.

Được biết, trong tất cả các năm học, An Khánh luôn là học sinh giỏi, học kỳ 1 năm nay An Khánh là học sinh giỏi toàn diện. Khánh cho biết trong các môn học em rất thích học tiếng Anh, Tin học và Văn học, nhưng “siêu” nhất là tiếng Anh và Tin học. Năm học lớp 5 và lớp 7, Khánh lần lượt đạt giải Nhất và giải Nhì cuộc thi Tin học trẻ toàn quốc.

Thầy Nguyễn Vũ Linh, giáo viên môn Vật lý, người trực tiếp hướng dẫn Khánh tự hào nói: “Khánh là học sinh ngoan, chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các phong trào của trường. Còn ở sản phẩm này, tôi chỉ hỗ trợ Khánh về kỹ thuật, hình thức trình bày, góp ý báo cáo, hướng dẫn khả năng thuyết trình còn ý tưởng hình thành sản phẩm cũng như bắt tay thực hiện sản phẩm đều do Khánh thực hiện”.

Theo Dantri

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

(GLO)- Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố cùng thời gian áp dụng dự kiến là năm học 2018-2019 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Đa số ý kiến cho rằng, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên hiện nay chưa thể đáp ứng được những đổi mới mà bản dự thảo này đưa ra.
Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

(GLO)- Hội thi “Bé thông minh, nhanh trí“ do Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mang Yang lần đầu tiên tổ chức đã tạo ấn tượng mạnh với tất cả những ai có mặt bởi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin của các bé 5 tuổi đến từ 13 trường Mầm non trên địa bàn huyện.
Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Chư Prông là huyện có trên 47% là học sinh dân tộc thiểu số. Trước đây, nhiều phụ huynh thường có thói quen đưa con em mình lên rẫy để tiện sinh hoạt nên ảnh hưởng rất lớn việc học tập của các em. Do đó, để duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Prông đã có sự nỗ lực rất lớn.
Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi trắc nghiệm sẽ sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, do vậy thí sinh tùy vào học lực của mình để đọc đề đến đâu làm chắc chắn đến đó mà không cần phải đọc hết đề để chọn câu hỏi dễ như trước đây.
Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ được Trường Tiểu học Cao Bá Quát (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) chú trọng thực hiện trong những năm gần đây. Với việc triển khai nhiều giải pháp thiết thực, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Chiếc máy gieo hạt “4 trong 1“ được một học sinh lớp 11 ở huyện miền núi cao Bắc Trà My (Quảng Nam) chế tạo thành công đã đỡ đần rất nhiều cho những nông dân nghèo, khi họ không phải khom lưng gieo từng hạt…
Mang tri thức về với vùng xa

Mang tri thức về với vùng xa

(GLO)- Thư viện tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Thư viện thị xã An Khê tổ chức những chuyến “xe ô tô thư viện lưu động“ đến với một số điểm trường vùng xa trên địa bàn thị xã. Không chỉ nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sách, hoạt đồng này còn giúp học sinh nơi đây có cơ hội tiếp cận với máy tính và nhiều loại sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

(GLO)- Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tiếp thông tin các vụ xâm hại tình dục trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Để giải tỏa áp lực này, mới đây Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã tổ chức buổi giáo dục chuyên đề “Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục“ tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (thị xã Ayun Pa, Gia Lai).
Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bậc Tiểu học, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp như xây dựng văn hóa đọc, tăng cường kỹ năng chính tả, nghe và viết…, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả về “đức-trí-thể-mỹ“.
Thành phố Pleiku: Khai giảng lớp học tiếng Jrai cho cán bộ, công chức

Thành phố Pleiku: Khai giảng lớp học tiếng Jrai cho cán bộ, công chức

(GLO)- Nhằm tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku về tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Jrai, Bahnar đối với cán bộ công chức, được sự đồng ý của Thường trực Thành ủy, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố Pleiku vừa phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai tổ chức khai giảng Lớp học tiếng Jrai cho gần 40 cán bộ, công chức các cơ quan, ban, ngành đoàn thể của thành phố và các xã, phường.
Dân chủ trong trường học: Vấn đề không nhỏ

Dân chủ trong trường học: Vấn đề không nhỏ

(GLO)- Gần đây, sau hàng loạt sai phạm ở các cơ sở giáo dục, từ bậc mầm non đến đại học, các nhà quản lý đã tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề và nhận thấy các hiện tượng tiêu cực xảy ra đều có nguồn gốc từ việc thiếu dân chủ trong các trường học mà ra, mặc dù, những năm đầu thế kỷ XXI, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã ban hành Quy chế dân chủ trong hệ thống học đường.
Thuận lợi cho thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Thuận lợi cho thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia 2017

(GLO)- Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sẽ diễn ra từ ngày 21-6 đến 24-6 với cam kết của Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) là sẽ dành phần khó về mình còn phần thuận lợi là của thí sinh. Xung quanh vấn đề này, Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lê Duy Định-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT.
Nuôi dạy con trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa: Hòa nhập và bản sắc

Nuôi dạy con trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa: Hòa nhập và bản sắc

(GLO)- Ở thời điểm mà khái niệm “công dân toàn cầu“ không còn quá xa lạ, chuyện nhiều gia đình Việt chọn sống và làm việc tại nước ngoài đang dần không còn là chuyện hiếm. Song, việc con cái trưởng thành trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa cũng đặt ra cho các bậc phụ huynh những câu hỏi khó về việc hòa nhập, thích nghi nhưng vẫn duy trì bản sắc.
Trường Mẫu giáo Hoa Sen: Điểm sáng về giáo dục mầm non

Trường Mẫu giáo Hoa Sen: Điểm sáng về giáo dục mầm non

(GLO)- “Dù là một trường vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số nhưng Trường Mẫu giáo Hoa Sen được đánh giá là không thua kém gì các trường ở vùng thuận lợi bởi điều kiện dạy và học ở đây rất tốt, xứng đáng là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1“-ông Lê Thanh Hải-Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Kbang khẳng định.
Thị xã An Khê chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài

Thị xã An Khê chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài

(GLO)- Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 3-4-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) và Thông tri số 09-TT/TU ngày 3-7-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn thị xã An Khê đã đạt được những kết quả tích cực.
Dạy tiếng Việt cho học sinh nước Lào

Dạy tiếng Việt cho học sinh nước Lào

(GLO)- Ngày 21-4, Trường Cao Đẳng sư Phạm Gia Lai tổ chức khai giảng lớp dạy tiếng Việt cho 5 học sinh tỉnh Champasak-Lào. Tham dự Lễ khai giảng có lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Giáo dục-Đào tạo, Công an tỉnh...