Nuôi dạy con trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa: Hòa nhập và bản sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Ở thời điểm mà khái niệm “công dân toàn cầu” không còn quá xa lạ, chuyện nhiều gia đình Việt chọn sống và làm việc tại nước ngoài đang dần không còn là chuyện hiếm. Song, việc con cái trưởng thành trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa cũng đặt ra cho các bậc phụ huynh những câu hỏi khó về việc hòa nhập, thích nghi nhưng vẫn duy trì bản sắc.

Khó đủ bề

Là bạn thời đại học, chị Hán Thị Hiệp (Thanh Hóa) và chồng là anh Nguyễn Văn Đức Long (Gia Lai) tiếp tục cùng nhau hoàn thành chương trình thạc sĩ, tiến sĩ tại Hàn Quốc, sau đó cả 2 lại cùng công tác tại Trường Đại học Yeungnam tại xứ sở Kim chi. Gần 10 năm sinh sống và làm việc tại đây, anh chị đã có một cô con gái xinh xắn 5 tuổi, đang học mẫu giáo.

 

 Cộng đồng người Việt Nam tại Budapest (Hungary) có riêng một phòng cộng đồng Việt Nam. Ảnh: INTERNET
Cộng đồng người Việt Nam tại Budapest (Hungary) có riêng một phòng cộng đồng Việt Nam. Ảnh nguồn Internet

Chị Hiệp chia sẻ, thuận lợi lớn nhất khi sống ở Hàn là Aurum-con gái chị-được thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại. Trường rất chú trọng sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, thường xuyên tổ chức những sự kiện để cả gia đình sinh hoạt cùng bé như đi pic-nic, chơi thể thao, tìm hiểu môi trường và thiên nhiên…; hoặc tổ chức các lớp học cho phụ huynh về tâm lý trẻ em, làm thế nào để trò chuyện và trao đổi cùng con…, bởi không phải ai cũng có thể tự dưng trở thành cha mẹ tốt.

Tuy nhiên, trưởng thành trong môi trường đa ngôn ngữ nên cô bé Aurum cũng gặp phải một số khó khăn. Do thời gian đi học nhiều hơn ở nhà nên Aurum nói tiếng Hàn rành hơn; nhiều lúc phải dùng cả tiếng Việt và tiếng Hàn thì mới diễn tả hết ý. Sau này, khi vốn tiếng Việt phong phú hơn thì bé mới có thể diễn đạt tròn ý mà không cần vay mượn tiếng Hàn. Ngoài ra, theo chị Hiệp, một khó khăn khác cũng liên quan đến ngôn ngữ là việc tham gia các lớp chuyên sâu về đạo đức phụ huynh do nhà trường tổ chức, bởi 2 vợ chồng chủ yếu dùng tiếng Anh trong công việc chuyên môn, còn tiếng Hàn chỉ ở mức giao tiếp.

Trong khi đó, chị Nguyễn Thị Tường Vy, cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hùng Vương, hiện đang sống tại TP. Toronto (Canada) cho biết, sau gần 3 năm định cư tại đất nước này, chị cũng rất hài lòng với nền giáo dục tiên tiến tại đây. 2 con chị, một đang học cuối cấp I, một đang học mẫu giáo đều rất tự lập và thích nghi tốt. Chị kể: “Tụi nhỏ được dạy phải tự làm mọi việc, không nhờ vả ai, 4 tuổi phải tự mang thức ăn trưa đi học, tự mặc đồ ấm… Dù thời tiết lạnh, có tuyết rơi vẫn phải ra đường ít nhất 1 tiếng/ngày. Chỉ khi nào nhiệt độ xuống mức âm 15OC trở xuống thì mới chơi trong nhà. Con gái mình mới 10 tuổi nhưng đã biết bàn về chuyện bầu cử tổng thống Mỹ, thủ tướng Canada, về việc chính phủ thu thuế để làm gì…”.

Dù vậy, chị Tường Vy cũng cho rằng nuôi dạy con trong môi trường mà mình không lớn lên cũng có nhiều cái khó. “Ví dụ, ở đây cha mẹ không được áp đặt, không được đánh con. Mình nhớ có lần con trai chạy chơi bị té để lại vết bầm, sáng hôm sau đi học cô giáo hỏi ngay lý do. Nếu nó mà nói do mẹ đánh thì cô giáo có quyền gọi cảnh sát”-chị Vy chia sẻ. Cũng đã có trường hợp một người ông vì thương cháu, muốn ôm cháu ngủ đã bị cháu… gọi cảnh sát đến giải quyết do xâm phạm thân thể! Bên cạnh đó, gia đình chị cũng gặp khó trong việc phát triển ngôn ngữ của con. Đối với con gái lớn thì khá ổn vì bé sang Canada khi đã 7 tuổi, nhưng với con trai nhỏ của chị thì rối loạn ngôn ngữ đã xảy ra. Ví dụ, khi cần diễn đạt ý “Mẹ ơi, đưa tay cho con” thì bé sẽ nói: “Mẹ give me your tay”! Với vốn từ hạn chế nên các con chị thường trả lời bằng tiếng Anh.  “Có nhiều cái nói tiếng Việt thì con không hiểu. Giải thích vòng vo một hồi mình đuối, nó cũng đuối. Thế là tiếng Anh cho khỏe!”.

Thân thương tiếng Việt

Trong điều kiện đó, việc giúp con sử dụng tiếng Việt thành thạo đang là nỗ lực của nhiều gia đình Việt tại nước ngoài, như một cách kết nối các thành viên trong gia đình, đồng thời gìn giữ bản sắc. “Bên này tụi con nít còn phải học tiếng Pháp nữa nên việc phải tiếp nhận cùng lúc tiếng mẹ đẻ và 2 ngoại ngữ là chuyện không dễ. Bé lớn có năng khiếu ngôn ngữ nên không vấn đề gì, thậm chí còn được cô khen vì học tiếng Pháp tốt. Nhưng con trai út đang học mẫu giáo thì cứ nửa nạc nửa mỡ vậy đó. Chỉ sợ con không biết nói tiếng Việt”-chị Nguyễn Thị Tường Vy trải lòng. Vì vậy, nói tiếng Anh 100% hay 50/50 đang là băn khoăn lớn của chị. Với quan niệm phải cố giữ tiếng mẹ đẻ cho con, giải pháp của chị là thường mua nhiều truyện tiếng Việt sang và cùng đọc với con. Ngoài ra, chị Vy cho biết, để theo kịp sự phát triển của con, vợ chồng chị cũng phải học hỏi rất nhiều về ngôn ngữ, văn hóa, nắm bắt thông tin để thảo luận với con các vấn đề “đại sự” như bầu cử, thuế…

Không gặp nhiều khó khăn bởi khá tương đồng về văn hóa với xứ Hàn, chị Hán Thị Hiệp cho biết chỉ cần khắc phục những rào cản về ngôn ngữ là có thể tự tin nuôi dạy con trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Đến nay, với nhiều nỗ lực của gia đình như “quy định” cả nhà giao tiếp bằng tiếng Việt, dạy con đọc sách tiếng Việt lớp 1, nhờ con phiên dịch ngôn ngữ từ Việt sang Hàn và ngược lại…, Aurum đã có thể nói tiếng mẹ đẻ rất tốt, đôi khi còn biết sử dụng những từ rất phức tạp. “Thấy vậy mình vui lắm. Nhưng để dạy bé, hiểu bé thì vợ chồng mình cần phải giỏi về tiếng Hàn hơn nữa mới được”-chị Hiệp cho hay.

Dạy cho con về tình yêu quê hương cũng là một “mục tiêu” mà các gia đình xa xứ luôn hướng đến. Chị Hiệp kể, con gái Aurum chưa đủ lớn để hiểu hết ý nghĩa của 2 từ “quê hương”. Nhưng Aurum nhận biết được rằng ở Việt Nam có tất cả người thân của bé, từ ông bà nội ở Gia Lai, ông bà ngoại ở Bình Dương; bé cũng hay nhắc rằng quảng trường ở Gia Lai có con ngựa trắng… “Mỗi khi về Việt Nam, vợ chồng mình cố gắng cho Aurum có càng nhiều trải nghiệm với quê hương càng tốt. Đi đến đâu và gặp cái gì mình cũng giải thích và giới thiệu cho bé biết. Có lần về quê ngoại ở Thanh Hóa, được đi chợ quê với ông ngoại, được đi dọc bờ đê ngắm nhìn và sờ tận tay con trâu, con bò, con vịt, rồi vào chuồng gà xem gà đẻ trứng…, Aurum thích lắm. Về văn hóa, cả gia đình vẫn duy trì sinh hoạt như ở Việt Nam, vẫn đón Tết cổ truyền và thắp nhang cho ông bà tổ tiên; Aurum cùng ba mẹ trang trí cây mai và chuẩn bị mâm cơm ngày Tết. Aurum có rất nhiều kỷ niệm đẹp với người thân ở quê hương Việt Nam nên Việt Nam rất đỗi gần gũi và thân thương với bé…”-chị Hiệp xúc động bày tỏ.

 Lam Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

(GLO)- Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố cùng thời gian áp dụng dự kiến là năm học 2018-2019 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Đa số ý kiến cho rằng, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên hiện nay chưa thể đáp ứng được những đổi mới mà bản dự thảo này đưa ra.
Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

(GLO)- Hội thi “Bé thông minh, nhanh trí“ do Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mang Yang lần đầu tiên tổ chức đã tạo ấn tượng mạnh với tất cả những ai có mặt bởi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin của các bé 5 tuổi đến từ 13 trường Mầm non trên địa bàn huyện.
Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Chư Prông là huyện có trên 47% là học sinh dân tộc thiểu số. Trước đây, nhiều phụ huynh thường có thói quen đưa con em mình lên rẫy để tiện sinh hoạt nên ảnh hưởng rất lớn việc học tập của các em. Do đó, để duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Prông đã có sự nỗ lực rất lớn.
Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi trắc nghiệm sẽ sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, do vậy thí sinh tùy vào học lực của mình để đọc đề đến đâu làm chắc chắn đến đó mà không cần phải đọc hết đề để chọn câu hỏi dễ như trước đây.
Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ được Trường Tiểu học Cao Bá Quát (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) chú trọng thực hiện trong những năm gần đây. Với việc triển khai nhiều giải pháp thiết thực, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Chiếc máy gieo hạt “4 trong 1“ được một học sinh lớp 11 ở huyện miền núi cao Bắc Trà My (Quảng Nam) chế tạo thành công đã đỡ đần rất nhiều cho những nông dân nghèo, khi họ không phải khom lưng gieo từng hạt…
Hai đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT

Hai đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT

Theo Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT, ngày 25-1-2017, có hai đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
Mang tri thức về với vùng xa

Mang tri thức về với vùng xa

(GLO)- Thư viện tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Thư viện thị xã An Khê tổ chức những chuyến “xe ô tô thư viện lưu động“ đến với một số điểm trường vùng xa trên địa bàn thị xã. Không chỉ nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sách, hoạt đồng này còn giúp học sinh nơi đây có cơ hội tiếp cận với máy tính và nhiều loại sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

(GLO)- Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tiếp thông tin các vụ xâm hại tình dục trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Để giải tỏa áp lực này, mới đây Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã tổ chức buổi giáo dục chuyên đề “Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục“ tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (thị xã Ayun Pa, Gia Lai).
Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bậc Tiểu học, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp như xây dựng văn hóa đọc, tăng cường kỹ năng chính tả, nghe và viết…, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả về “đức-trí-thể-mỹ“.
Học sinh lớp 8 sáng chế thành công sản phẩm giám sát bệnh nhân đột quỵ

Học sinh lớp 8 sáng chế thành công sản phẩm giám sát bệnh nhân đột quỵ

Với mong muốn giảm thiểu tỷ lệ người bệnh bị đột quỵ hoặc bị tai nạn té ngã mà người nhà không biết, một học sinh lớp 8 ở TP. Cần Thơ đã sáng chế bộ sản phẩm giám sát bệnh nhân với tên gọi SmartCare. Sản phẩm này đã đạt giải Khuyến khích cuộc thi Khoa học Kỹ thuật toàn quốc vào tháng 3 năm nay.
Hiệu quả từ mô hình "Vườn rau em chăm"

Hiệu quả từ mô hình "Vườn rau em chăm"

(GLO)- Nâng cao chất lượng cuộc sống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng cảnh quan xanh-sạch-đẹp trong trường học đó là những lợi ích thiết thực của mô hình “Vườn rau em chăm“ ở Liên đội Trường THCS Dân tộc nội trú huyện Ia Grai đã mang lại cho học sinh hơn 10 năm qua.
Dân chủ trong trường học: Vấn đề không nhỏ

Dân chủ trong trường học: Vấn đề không nhỏ

(GLO)- Gần đây, sau hàng loạt sai phạm ở các cơ sở giáo dục, từ bậc mầm non đến đại học, các nhà quản lý đã tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề và nhận thấy các hiện tượng tiêu cực xảy ra đều có nguồn gốc từ việc thiếu dân chủ trong các trường học mà ra, mặc dù, những năm đầu thế kỷ XXI, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã ban hành Quy chế dân chủ trong hệ thống học đường.
Thuận lợi cho thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Thuận lợi cho thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia 2017

(GLO)- Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sẽ diễn ra từ ngày 21-6 đến 24-6 với cam kết của Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) là sẽ dành phần khó về mình còn phần thuận lợi là của thí sinh. Xung quanh vấn đề này, Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lê Duy Định-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT.
Trường Mẫu giáo Hoa Sen: Điểm sáng về giáo dục mầm non

Trường Mẫu giáo Hoa Sen: Điểm sáng về giáo dục mầm non

(GLO)- “Dù là một trường vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số nhưng Trường Mẫu giáo Hoa Sen được đánh giá là không thua kém gì các trường ở vùng thuận lợi bởi điều kiện dạy và học ở đây rất tốt, xứng đáng là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1“-ông Lê Thanh Hải-Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Kbang khẳng định.
Thị xã An Khê chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài

Thị xã An Khê chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài

(GLO)- Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 3-4-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) và Thông tri số 09-TT/TU ngày 3-7-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn thị xã An Khê đã đạt được những kết quả tích cực.
Dạy tiếng Việt cho học sinh nước Lào

Dạy tiếng Việt cho học sinh nước Lào

(GLO)- Ngày 21-4, Trường Cao Đẳng sư Phạm Gia Lai tổ chức khai giảng lớp dạy tiếng Việt cho 5 học sinh tỉnh Champasak-Lào. Tham dự Lễ khai giảng có lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Giáo dục-Đào tạo, Công an tỉnh...