(GLO)- Theo quy định của Bộ Giáo dục-Đào tạo và công văn hướng dẫn thực hiện của Sở Giáo dục-Đào tạo, từ năm 2012 đến nay, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục đều phải viết sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm được xem như một đề tài khoa học và là tiêu chí để bình xét thi đua cuối năm. Hướng dẫn về công tác thi đua khen thưởng của ngành quy định: 15% trên tổng số cán bộ, giáo viên bắt buộc phải đăng ký và viết sáng kiến kinh nghiệm thay cho đề tài khoa học sẽ được Hội đồng khoa học nhà trường chọn, chấm điểm, bình xét để đề nghị cấp trên thẩm định và công nhận đạt chuẩn làm tiêu chí đánh giá chiến sĩ thi đua cơ sở.
Có nên duy trì việc viết sáng kiến kinh nghiệm. Ảnh: Đ.T
Đã thành thông lệ, hàng năm, cứ đến thời điểm này, việc chọn đề tài, viết, nộp thẩm định sáng kiến kinh nghiệm sẽ được tiến hành theo một quy trình khép kín đối với tất cả cán bộ, giáo viên các trường học từ Mẫu giáo đến bậc THPT. Theo quy định, một sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh của giáo viên cũng phải đầy đủ số trang, các phần mở đầu, nội dung, kết luận... không khác gì luận văn tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, quy định là vậy nhưng quá trình thực hiện lại nảy sinh rất nhiều điều bất cập.
Cô Lê Thị Lương Duyên-giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ (xã Ia Le, huyện Chư Pưh) cho rằng: “Quy định của cấp trên thì phải làm chứ chúng tôi thấy nó hình thức quá, không thực chất, không hiệu quả, lại rất lãng phí. Năm nào cũng làm thì lấy đâu ra sáng kiến hay, kinh nghiệm tốt”. Trong khi đó, thầy Đào Quang Vinh-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ thì thừa nhận: “Việc thành lập hội đồng chấm, chọn, bình xét, đề nghị cấp trên thẩm định mất rất nhiều thời gian. Cùng với đó, việc khống chế 15% trong tổng số sáng kiến kinh nghiệm để bình xét chiến sĩ thi đua và áp dụng vào thực tiễn là rất khó. Theo tôi nên giãn ra 3-5 năm một lần chọn, viết sáng kiến kinh nghiệm để có thời gian chú tâm nghiên cứu áp dụng thực tiễn sẽ hiệu quả hơn”.
Trao đổi với chúng tôi, nhiều giáo viên cho rằng họ đang phải chịu rất nhiều áp lực và một trong những áp lực đó là bắt buộc viết sáng kiến kinh nghiệm. Mới vào đầu năm học, giáo viên còn chưa biết tình hình học sinh ra sao thì đã phải đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Hơn thế nữa, việc năm nào cũng phải viết thì khó có thể tìm ra một sáng kiến kinh nghiệm chất lượng. Vì vậy, nhiều giáo viên đối phó bằng cách nghĩ đại ra một đề tài gì đó cho xong. Người nào “nặn” ra sáng kiến kinh nghiệm không xong thì đành lên mạng sao chép, sửa đổi vài câu chữ rồi điền tên mình vào đó.
Cũng vì sáng kiến kinh nghiệm quá nhiều nên Hội đồng khoa học rất khó đánh giá một cách thực chất. Cô Võ Thị Nương-Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Họa My (thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) đề nghị: “Theo tôi, ngành nên chuyển việc viết sáng kiến kinh nghiệm thành một hội thi, sau đó bình chọn trao giải, đăng báo, tạp chí để mọi người tham khảo, học tập. Đối với sáng kiến nào có thể áp dụng vào thực tiễn được thì chọn áp dụng và nhân rộng. Việc viết sáng kiến kinh nghiệm nên tách bạch ra khỏi vấn đề bình xét thi đua. Bình xét thi đua phải dựa trên cơ sở mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao và các mặt công tác, đạo đức của mỗi người thì sẽ thực chất hơn chứ không nên dàn trải như hiện nay”.
(GLO)- Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố cùng thời gian áp dụng dự kiến là năm học 2018-2019 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Đa số ý kiến cho rằng, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên hiện nay chưa thể đáp ứng được những đổi mới mà bản dự thảo này đưa ra.
(GLO)- Hội thi “Bé thông minh, nhanh trí“ do Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mang Yang lần đầu tiên tổ chức đã tạo ấn tượng mạnh với tất cả những ai có mặt bởi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin của các bé 5 tuổi đến từ 13 trường Mầm non trên địa bàn huyện.
(GLO)- Chư Prông là huyện có trên 47% là học sinh dân tộc thiểu số. Trước đây, nhiều phụ huynh thường có thói quen đưa con em mình lên rẫy để tiện sinh hoạt nên ảnh hưởng rất lớn việc học tập của các em. Do đó, để duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Prông đã có sự nỗ lực rất lớn.
Đề thi trắc nghiệm sẽ sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, do vậy thí sinh tùy vào học lực của mình để đọc đề đến đâu làm chắc chắn đến đó mà không cần phải đọc hết đề để chọn câu hỏi dễ như trước đây.
(GLO)- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ được Trường Tiểu học Cao Bá Quát (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) chú trọng thực hiện trong những năm gần đây. Với việc triển khai nhiều giải pháp thiết thực, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Theo Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT, ngày 25-1-2017, có hai đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017.
(GLO)- Khuôn viên thoáng mát, sạch sẽ; cơ sở vật chất khang trang, học sinh thân thiện… là những ấn tượng đầu tiên khi chúng tôi đến thăm Trường Tiểu học Đak Yă (huyện Mang Yang)-ngôi trường vùng khó vừa được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Đề thi thử nghiệm sẽ được công bố ngay sau khi học sinh lớp 12 hoàn thành chương trình năm học 2016-2017 (dự kiến giữa tháng 5), giúp các cơ sở giáo dục và thí sinh làm quen với định dạng đề thi, phương thức thi theo bài.
Từng từ bỏ ước mơ du học vì khó khăn tài chính nhưng nghị lực đã giúp Đặng Thúy Quỳnh (sinh năm 1997) quyết tâm vượt qua rào cản lớn nhất và xuất sắc giành học bổng toàn phần của đại học Mỹ.
(GLO)- Thư viện tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Thư viện thị xã An Khê tổ chức những chuyến “xe ô tô thư viện lưu động“ đến với một số điểm trường vùng xa trên địa bàn thị xã. Không chỉ nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sách, hoạt đồng này còn giúp học sinh nơi đây có cơ hội tiếp cận với máy tính và nhiều loại sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
(GLO)- Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tiếp thông tin các vụ xâm hại tình dục trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Để giải tỏa áp lực này, mới đây Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã tổ chức buổi giáo dục chuyên đề “Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục“ tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (thị xã Ayun Pa, Gia Lai).
(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bậc Tiểu học, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp như xây dựng văn hóa đọc, tăng cường kỹ năng chính tả, nghe và viết…, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả về “đức-trí-thể-mỹ“.
Với mong muốn giảm thiểu tỷ lệ người bệnh bị đột quỵ hoặc bị tai nạn té ngã mà người nhà không biết, một học sinh lớp 8 ở TP. Cần Thơ đã sáng chế bộ sản phẩm giám sát bệnh nhân với tên gọi SmartCare. Sản phẩm này đã đạt giải Khuyến khích cuộc thi Khoa học Kỹ thuật toàn quốc vào tháng 3 năm nay.
(GLO)- Nhằm tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy Pleiku về tăng cường lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Jrai, Bahnar đối với cán bộ công chức, được sự đồng ý của Thường trực Thành ủy, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố Pleiku vừa phối hợp với Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai tổ chức khai giảng Lớp học tiếng Jrai cho gần 40 cán bộ, công chức các cơ quan, ban, ngành đoàn thể của thành phố và các xã, phường.
(GLO)- Gần đây, sau hàng loạt sai phạm ở các cơ sở giáo dục, từ bậc mầm non đến đại học, các nhà quản lý đã tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề và nhận thấy các hiện tượng tiêu cực xảy ra đều có nguồn gốc từ việc thiếu dân chủ trong các trường học mà ra, mặc dù, những năm đầu thế kỷ XXI, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã ban hành Quy chế dân chủ trong hệ thống học đường.
(GLO)- Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sẽ diễn ra từ ngày 21-6 đến 24-6 với cam kết của Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) là sẽ dành phần khó về mình còn phần thuận lợi là của thí sinh. Xung quanh vấn đề này, Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lê Duy Định-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT.
(GLO)- Ở thời điểm mà khái niệm “công dân toàn cầu“ không còn quá xa lạ, chuyện nhiều gia đình Việt chọn sống và làm việc tại nước ngoài đang dần không còn là chuyện hiếm. Song, việc con cái trưởng thành trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa cũng đặt ra cho các bậc phụ huynh những câu hỏi khó về việc hòa nhập, thích nghi nhưng vẫn duy trì bản sắc.
(GLO)- “Dù là một trường vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số nhưng Trường Mẫu giáo Hoa Sen được đánh giá là không thua kém gì các trường ở vùng thuận lợi bởi điều kiện dạy và học ở đây rất tốt, xứng đáng là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1“-ông Lê Thanh Hải-Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Kbang khẳng định.
(GLO)- Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 3-4-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) và Thông tri số 09-TT/TU ngày 3-7-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn thị xã An Khê đã đạt được những kết quả tích cực.
(GLO)- Ngày 21-4, Trường Cao Đẳng sư Phạm Gia Lai tổ chức khai giảng lớp dạy tiếng Việt cho 5 học sinh tỉnh Champasak-Lào. Tham dự Lễ khai giảng có lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Giáo dục-Đào tạo, Công an tỉnh...