Giáo dục vùng sâu: Nhiều khởi sắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Vài năm trở lại đây, sự quan tâm đặc biệt của ngành Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) cũng như chính quyền địa phương đã khiến cho diện mạo giáo dục ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có nhiều khởi sắc.

Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục
 
“Muốn nâng cao chất lượng giáo dục của toàn tỉnh thì phải nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, Sở GD-ĐT đã đưa ra rất nhiều giải pháp cụ thể để từng bước rút ngắn khoảng cách chất lượng giáo dục giữa các vùng, đặc biệt chất lượng giáo dục ở những vùng sâu phải được cải thiện, được nâng lên từng ngày”-ông Huỳnh Minh Thuận- Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết.

 

Học sinh Trường Mẫu giáo Hoa Sen (xã Sơn Lang, huyện Kbang) được vui chơi, học tập trong môi trường tốt không thua kém gì các trường ở vùng thuận lợi. Ảnh: N.G
Học sinh Trường Mẫu giáo Hoa Sen (xã Sơn Lang, huyện Kbang) được vui chơi, học tập trong môi trường tốt không thua kém gì các trường ở vùng thuận lợi. Ảnh: N.G

Một trong những giải pháp hữu hiệu để nâng cao giáo dục vùng sâu là phát triển tốt hệ thống trường phổ thông dân tộc bán trú bởi đây là lời giải hay nhất cho bài toán duy trì sĩ số học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó. Bên cạnh đó, đối với học sinh dân tộc thiểu số, không thể coi nhẹ công tác tăng cường tiếng Việt. Cơ sở để làm tốt công tác này là tăng cường số trường, số lớp học 2 buổi/ngày, nhất là ở bậc tiểu học. Thêm một giải pháp mà Sở GD-ĐT đang áp dụng rất hiệu quả là giao chỉ tiêu chất lượng ngay từ đầu năm và tổ chức bàn giao chất lượng học sinh cuối năm. Ngoài ra, Sở cũng chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức hội nghị chuyên đề về những vấn đề khó khăn cần tháo gỡ ở từng cơ sở giáo dục để thống nhất giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn.

Cùng với đó, thời gian qua, Sở đã tiến hành thanh-kiểm tra hoạt động chuyên môn của một số trường cấp THCS, tiểu học và mầm non-công việc mà trước đây Sở giao toàn quyền cho các Phòng GD-ĐT.

Tạo thêm nhiều điểm sáng

Năm học 2016-2017, việc Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Kon Pne (xã Kon Pne, huyện Kbang) được công nhận đạt chuẩn quốc gia được coi là một trong những sự kiện khá nổi bật của ngành GD-ĐT tỉnh nhà. Là ngôi trường ở một xã xa nhất tỉnh với rất nhiều khó khăn khi học sinh dân tộc thiểu số Bahnar chiếm gần 100%, nhưng sự quan tâm của chính quyền các cấp, của ngành và đặc biệt là tâm huyết của những thầy cô cắm làng đã khiến ngôi trường này trở thành điểm sáng về giáo dục vùng sâu. Ngoài ra, cũng tại huyện Kbang, rất nhiều cái tên xã được nhắc đến khi đề cập đến vấn đề giáo dục vùng sâu như Đak Rong, Krong, Sơn Lang, Kông Pla... khi ở những nơi này chất lượng giáo dục đang dần được khẳng định.

Trước đó, trong kỳ thi THPT Quốc gia 2016, Trường THPT A Sanh (huyện Ia Grai) có 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT cũng đã cho thấy chất lượng giáo dục vùng sâu từng bước được nâng lên rõ rệt. Là một ngôi trường vùng biên giới mới được thành lập năm 2014 với rất nhiều khó khăn ban đầu về cơ sở vật chất, trang-thiết bị dạy học nhưng với tâm huyết của những người làm giáo dục, ngôi trường này đã trở thành một điểm sáng nơi vùng phên dậu. “Ngoài sự nỗ lực khắc phục khó khăn của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường thì phải nói rằng những phong trào thi đua như duy trì sĩ số học sinh; phong trào nâng cao tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT do Sở GD-ĐT phát động đã tác động lớn đến tinh thần dạy và học trong toàn trường. Thầy và trò đều có chung mục tiêu để hướng tới là không còn học sinh bỏ học, không còn học sinh thi rớt THPT”-thầy Nguyễn Phước-Hiệu trưởng Trường THPT A Sanh cho biết.

Nhiều người vẫn cho rằng giáo dục vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số không thể đạt đến chất lượng tối đa. Tuy nhiên, bằng những giải pháp cụ thể, bằng tâm huyết và quyết tâm, những người làm giáo dục đã đưa giáo dục vùng sâu lên một tầm cao mới, góp phần lớn vào chất lượng chung của toàn ngành.

Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể: Còn nhiều băn khoăn

(GLO)- Dự thảo chương trình phổ thông tổng thể mà Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) đã công bố cùng thời gian áp dụng dự kiến là năm học 2018-2019 đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Đa số ý kiến cho rằng, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên hiện nay chưa thể đáp ứng được những đổi mới mà bản dự thảo này đưa ra.
Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

Sân chơi hữu ích cho trẻ mầm non

(GLO)- Hội thi “Bé thông minh, nhanh trí“ do Phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Mang Yang lần đầu tiên tổ chức đã tạo ấn tượng mạnh với tất cả những ai có mặt bởi sự nhanh nhẹn, linh hoạt, tự tin của các bé 5 tuổi đến từ 13 trường Mầm non trên địa bàn huyện.
Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

Chư Prông nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Chư Prông là huyện có trên 47% là học sinh dân tộc thiểu số. Trước đây, nhiều phụ huynh thường có thói quen đưa con em mình lên rẫy để tiện sinh hoạt nên ảnh hưởng rất lớn việc học tập của các em. Do đó, để duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng dạy và học, ngành Giáo dục-Đào tạo huyện Chư Prông đã có sự nỗ lực rất lớn.
Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi THPT quốc gia sắp xếp từ dễ đến khó

Đề thi trắc nghiệm sẽ sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, do vậy thí sinh tùy vào học lực của mình để đọc đề đến đâu làm chắc chắn đến đó mà không cần phải đọc hết đề để chọn câu hỏi dễ như trước đây.
Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Gia Lai tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ được Trường Tiểu học Cao Bá Quát (xã Ia Kly, huyện Chư Prông) chú trọng thực hiện trong những năm gần đây. Với việc triển khai nhiều giải pháp thiết thực, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt của các em được tăng cường, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy và học.
Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Máy gieo hạt '4 chức năng' của học trò

Chiếc máy gieo hạt “4 trong 1“ được một học sinh lớp 11 ở huyện miền núi cao Bắc Trà My (Quảng Nam) chế tạo thành công đã đỡ đần rất nhiều cho những nông dân nghèo, khi họ không phải khom lưng gieo từng hạt…
Mang tri thức về với vùng xa

Mang tri thức về với vùng xa

(GLO)- Thư viện tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Thư viện thị xã An Khê tổ chức những chuyến “xe ô tô thư viện lưu động“ đến với một số điểm trường vùng xa trên địa bàn thị xã. Không chỉ nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu sách, hoạt đồng này còn giúp học sinh nơi đây có cơ hội tiếp cận với máy tính và nhiều loại sách, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục

(GLO)- Thời gian qua, trên các phương tiện truyền thông liên tiếp thông tin các vụ xâm hại tình dục trẻ em khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Để giải tỏa áp lực này, mới đây Công ty TNHH một thành viên Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) thuộc Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã tổ chức buổi giáo dục chuyên đề “Chung tay bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục“ tại Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám (thị xã Ayun Pa, Gia Lai).
Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

Ngoại khóa-Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Kbang

(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang luôn chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh bậc Tiểu học, nhất là học sinh dân tộc thiểu số. Bên cạnh các giải pháp như xây dựng văn hóa đọc, tăng cường kỹ năng chính tả, nghe và viết…, địa phương còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục ngoại khóa nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện cả về “đức-trí-thể-mỹ“.
Học sinh lớp 8 sáng chế thành công sản phẩm giám sát bệnh nhân đột quỵ

Học sinh lớp 8 sáng chế thành công sản phẩm giám sát bệnh nhân đột quỵ

Với mong muốn giảm thiểu tỷ lệ người bệnh bị đột quỵ hoặc bị tai nạn té ngã mà người nhà không biết, một học sinh lớp 8 ở TP. Cần Thơ đã sáng chế bộ sản phẩm giám sát bệnh nhân với tên gọi SmartCare. Sản phẩm này đã đạt giải Khuyến khích cuộc thi Khoa học Kỹ thuật toàn quốc vào tháng 3 năm nay.
Dân chủ trong trường học: Vấn đề không nhỏ

Dân chủ trong trường học: Vấn đề không nhỏ

(GLO)- Gần đây, sau hàng loạt sai phạm ở các cơ sở giáo dục, từ bậc mầm non đến đại học, các nhà quản lý đã tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề và nhận thấy các hiện tượng tiêu cực xảy ra đều có nguồn gốc từ việc thiếu dân chủ trong các trường học mà ra, mặc dù, những năm đầu thế kỷ XXI, Bộ Giáo dục-Đào tạo đã ban hành Quy chế dân chủ trong hệ thống học đường.
Thuận lợi cho thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia 2017

Thuận lợi cho thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia 2017

(GLO)- Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sẽ diễn ra từ ngày 21-6 đến 24-6 với cam kết của Bộ Giáo dục-Đào tạo (GD-ĐT) là sẽ dành phần khó về mình còn phần thuận lợi là của thí sinh. Xung quanh vấn đề này, Báo Gia Lai đã có cuộc trao đổi với ông Lê Duy Định-Phó Giám đốc Sở GD-ĐT.
Nuôi dạy con trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa: Hòa nhập và bản sắc

Nuôi dạy con trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa: Hòa nhập và bản sắc

(GLO)- Ở thời điểm mà khái niệm “công dân toàn cầu“ không còn quá xa lạ, chuyện nhiều gia đình Việt chọn sống và làm việc tại nước ngoài đang dần không còn là chuyện hiếm. Song, việc con cái trưởng thành trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa cũng đặt ra cho các bậc phụ huynh những câu hỏi khó về việc hòa nhập, thích nghi nhưng vẫn duy trì bản sắc.
Trường Mẫu giáo Hoa Sen: Điểm sáng về giáo dục mầm non

Trường Mẫu giáo Hoa Sen: Điểm sáng về giáo dục mầm non

(GLO)- “Dù là một trường vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số nhưng Trường Mẫu giáo Hoa Sen được đánh giá là không thua kém gì các trường ở vùng thuận lợi bởi điều kiện dạy và học ở đây rất tốt, xứng đáng là trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1“-ông Lê Thanh Hải-Trưởng phòng Giáo dục-Đào tạo huyện Kbang khẳng định.
Thị xã An Khê chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài

Thị xã An Khê chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài

(GLO)- Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 3-4-2007 của Bộ Chính trị (khóa X) và Thông tri số 09-TT/TU ngày 3-7-2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn thị xã An Khê đã đạt được những kết quả tích cực.
Dạy tiếng Việt cho học sinh nước Lào

Dạy tiếng Việt cho học sinh nước Lào

(GLO)- Ngày 21-4, Trường Cao Đẳng sư Phạm Gia Lai tổ chức khai giảng lớp dạy tiếng Việt cho 5 học sinh tỉnh Champasak-Lào. Tham dự Lễ khai giảng có lãnh đạo Sở Nội vụ, Sở Giáo dục-Đào tạo, Công an tỉnh...