Hoa hồng trên đồi núi Tây Giang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giờ đây, Nguyễn Xuân Minh là chủ một trang trại hoa hồng rộng 1,3ha với hàng ngàn gốc kiêm giám đốc hợp tác xã trồng, chế biến sản phẩm từ hoa hồng, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam.
Anh Minh bên hệ thống chưng cất, chiết xuất tinh dầu hoa hồng - Ảnh: ĐỨC TÀI
Anh Minh bên hệ thống chưng cất, chiết xuất tinh dầu hoa hồng - Ảnh: ĐỨC TÀI
Với Minh, hoa hồng sẽ giúp mình khởi nghiệp nơi đại ngàn khô cằn sỏi đá.
Huyện đang tiếp tục tính toán hỗ trợ các cơ chế đối với trang trại hoa hồng của anh Minh nhằm duy trì, nhân rộng, liên kết phát triển du lịch, tạo nét mới cho vùng đồi núi Tây Giang.
Ông LÊ HOÀNG LINH (phó chủ tịch UBND huyện Tây Giang)
Bén duyên với hoa hồng
Minh là một cán bộ kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Bén duyên với hoa hồng, anh kể đơn giản cách đây mười năm, trong một lần tham quan ở chùa Thiên Mụ (Thừa Thiên Huế), anh bị cuốn hút vào màu sắc rực rỡ, hương thơm ngào ngạt của vườn hồng truyền thống (còn gọi là hoa hồng cổ, là loại hồng không bị ghép hay lai tạo, có tuổi thọ 20-30 năm) trong chùa.
Lúc này anh xin một nhánh nhỏ đưa về trồng thử tại trụ sở Hạt kiểm lâm thì thấy cây phát triển tốt và nở hoa đều đặn, lại có mùi hương rất đặc biệt. Anh nhận ra với điều kiện thời tiết nắng và khô ở quê mình phù hợp để trồng loại hoa này. 
Sau nhiều năm, anh nghĩ đến ý tưởng đầu tư mở trang trại trồng hoa hồng truyền thống. Nghĩ là làm, được bạn bè, anh em hùn vốn, anh bắt tay ngay mở trang trại.
Vườn hoa hồng của anh Minh như điểm sáng trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân Cơ Tu, nơi đây đã tạo việc làm ổn định cho 7 lao động trên địa bàn - Ảnh: ĐỨC TÀI
Vườn hoa hồng của anh Minh như điểm sáng trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân Cơ Tu, nơi đây đã tạo việc làm ổn định cho 7 lao động trên địa bàn - Ảnh: ĐỨC TÀI
Đầu năm 2019, anh Minh thuê 1,3ha đất đồi núi, anh bắt tay cải tạo nguồn đất trồng, đặt mua 100 gốc hồng truyền thống với giá 6 triệu đồng từ Hưng Yên để trồng. Tuy nhiên sau hai tháng thì vườn hồng ra hoa nhưng không có mùi thơm mới vỡ lẽ đã mua nhầm phải loại hoa hồng ngoại nên không thơm và mau ra hoa, tuổi thọ chỉ 2-3 năm. 
"Sau khi biết mua nhầm tôi phải lặn lội ra tỉnh Vĩnh Phúc, đến tận vườn để tìm mua loại cành đã chiết ra rễ, tổng cộng đã mua 8.000 cây" - anh Minh kể.
Thời gian sau đó, trang trại của anh có 3.000 cây giống bị chết do bị bệnh nấm phấn trắng. Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu, anh đã tìm được cách để trị bệnh nên giảm thiểu được số lượng cây chết. 
Vườn hoa hồng của anh không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bệnh, anh áp dụng cách nhử đàn chim bắt sâu, đào mương thả ếch để nuôi, nhờ chúng bắt sâu bọ.
Mở hướng cho vườn hồng
Sau hơn một năm, hiện tại anh Minh đã tạo một trang trại có khoảng 5.000 gốc với nhiều loại giống hồng cổ khác nhau đều cho ra hoa rực rỡ sắc màu và mùi thơm ngào ngạt. Nguyện vọng của anh là tạo ra các sản phẩm đặc trưng, thu hoa chế biến thành trà, chiết xuất tinh dầu hoa hồng.
"Sau nhiều nỗ lực, mình đã sản xuất ra hai sản phẩm đặc trưng chính là trà hoa hồng và tinh dầu hoa hồng để bán ra thị trường. Mỗi chai tinh dầu được bán với giá 230.000 đồng, bước đầu vườn hồng đã cho thành quả sau một thời gian cần mẫn" - anh Minh tâm sự.
Trung bình mỗi ngày anh thu hoạch được từ 10-20kg hoa tươi, hoa sau khi hái sẽ được bỏ phần cuống, đưa đi sát khuẩn và cho vào phòng chưng cất chế biến tinh dầu. Theo anh, hoa được thu hoạch từ lúc 6 giờ sáng khi còn hơi sương, đó chính là lúc hoa hồng tỏa hương thơm nhất, sản phẩm từ hoa hồng mới đạt chất lượng.
Nguyễn Xuân Minh (xã A Tiêng, huyện Tây Giang) là chủ một trang trại hoa hồng rộng 1,3 hecta - Ảnh: ĐỨC TÀI
Nguyễn Xuân Minh (xã A Tiêng, huyện Tây Giang) là chủ một trang trại hoa hồng rộng 1,3 hecta - Ảnh: ĐỨC TÀI
Vào cuối tháng 12-2019, anh cùng 10 người ở địa phương thành lập hợp tác xã để trồng, chế biến, đi theo hướng du lịch sinh thái. Khu du lịch của anh mở cửa cách đây hai tháng, mỗi ngày đón 100-200 khách đến tham quan.
Anh đầu tư xây thêm một khu nhà với đầy đủ tiện nghi cho khách trải nghiệm homestay. "Mới chỉ đầu tư trang trại nên mình chưa tính toán doanh thu, lời lãi mà lo tập trung lấy ngắn nuôi dài" - anh Minh nói.
Vườn hoa hồng của anh như điểm sáng trong việc tạo công ăn việc làm cho người dân Cơ Tu, nơi đây đã tạo việc làm ổn định cho bảy lao động trên địa bàn, với thu nhập mỗi tháng 6 triệu đồng/người.
Anh Nguyễn Thanh Toàn (35 tuổi, dân tộc Cơ Tu, là nhân viên làm ở trang trại) cho biết: "Trước đây làm rẫy, thu nhập bấp bênh không ổn định, được anh Minh nhận vào làm ở trang trại thì tôi nuôi gia đình tốt. Làm ở đây gần năm tháng, công việc nhẹ nhàng, anh Minh luôn đối xử tốt với anh em nhân công".
Theo ĐỨC TÀI (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.