Hiện trường vụ phá rừng thông dưới chân núi Lang Biang

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các cơ quan chức năng H.Lạc Dương (Lâm Đồng) đang phối hợp với Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà điều tra vụ phá rừng phòng hộ dưới chân núi Lang Biang.
Một gốc thông bị cưa hạ dưới chân núi Lang Biang ẢNH: LÂM VIÊN
Một gốc thông bị cưa hạ dưới chân núi Lang Biang ẢNH: LÂM VIÊN

Chiều 29.5, ông Sử Thanh Hoài, Chủ tịch UBND H.Lạc Dương (Lâm Đồng), cho biết sáng cùng ngày ông đã trực tiếp đến Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà xem xét hiện trường vụ phá rừng thông ở núi Lang Biang.

Bước đầu các cơ quan chức năng của huyện xác định, khu vực rừng thông bị cưa hạ tại tiểu khu 112 là rừng phòng hộ thuộc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà quản lý.
Rừng thông 3 lá dưới chân núi Lang Biang bị cưa hạ nằm ngổn ngang Ảnh: LÂM VIÊN
Rừng thông 3 lá dưới chân núi Lang Biang bị cưa hạ nằm ngổn ngang Ảnh: LÂM VIÊN
Khu vực rừng thông bị cưa hạ tại tiểu khu 112, thuộc Vườn quốc gia Bidoup- Núi Bà quản lý, nằm cạnh các vườn cà phê của người dân men theo triền núi Lang Biang.

Kiểm tra bước đầu của cơ quan chức năng cho thấy khoảng 10 cây thông 3 lá mới bị cưa hạ. Quanh khu vực gần các vườn cà phê có hàng chục cây khác bị cưa hạ khoảng từ 2 đến 3 tháng nay.

Cây thông cao hơn 10m cạnh vườn cà phê bị triệt hạ tại chân núi Lang Biang ẢNH: LÂM VIÊN
Cây thông cao hơn 10m cạnh vườn cà phê bị triệt hạ tại chân núi Lang Biang ẢNH: LÂM VIÊN
Ghi nhận của PV, tại hiện trường, có những cây thông đường kính từ 30cm - 60cm bị cưa hạ còn ứa nhựa, lá thông vẫn còn tươi, với mục đích phá rừng chiếm đất sản xuất. Có khu vực thông bị dồn đống để đốt nhưng cháy chưa hết
Thông bị cưa hạ dồn đống để đốt nhưng cháy chưa hết ẢNH: LÂM VIÊN
Thông bị cưa hạ dồn đống để đốt nhưng cháy chưa hết ẢNH: LÂM VIÊN
UBND huyện Lạc Dương đã giao Công an huyện tiếp tục đấu tranh làm rõ, vụ phá rừng, xác định những người  triệt hạ rừng thông chiếm đất sản xuất dưới chân núi Lang Biang để xử lý nghiêm theo pháp luật.
Theo Lâm Viên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.