Hậu bốc hơi hơn 30 tỷ USD: Tỷ phú Việt 'rớt đài', mất tỷ đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những diễn biến không thuận trên thị trường tài chính thế giới khiến thị trường vẫn chưa tìm thấy đáy, cho dù đã bốc hơi hàng chục tỷ USD trong quý 2. Phiên đầu quý 3 tiếp tục chứng kiến túi tiền của nhiều tỷ phú Việt xẹp nhanh chóng.


Sau cú bốc hơi hơn 30 tỷ USD trong phần lớn quý 2 năm 2018, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tiếp tục tụt dốc, mất thêm gần 30 điểm trong phiên giao dịch ngày 2-7 - phiên giao dịch đầu tiên của quý mới. VN-Index xuống sát ngưỡng 930 điểm.

Tính tới 13h15, chỉ số VN-Index giảm hơn 28 điểm xuống còn khoảng 932 điểm. HNX-Index và UPCOM-Index cũng giảm rất mạnh.

Hàng loạt cổ phiếu nhóm quy mô tầm trung (midcap) giảm sàn.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục bị bán mạnh, trong đó có VPBank (VPB), ACB. Cổ phiếu VPBank có lúc giảm gần sát giá sàn xuống 27.000 đồng/cp. Ngân hàng này vừa thực hiện chia tách cổ phiếu thông qua cổ phiếu thưởng và cổ tức bằng cổ phiếu.


 

 



Các cổ phiếu Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MBBankm,... đều giảm mạnh. Nhóm cổ phiếu đầu ngành như Thép Hòa Phát, Vinamilk, Phú Nhuận, Vinhomes, Hoa Sen, Masan,... cũng bị bán rất mạnh.

Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng chịu áp lực bán tháo bất chấp được sự hỗ trợ của giá dầu thế giới.

Cổ phiếu mới lên sàn Yeah1 (YEG) giảm sàn "trắng bên mua" phiên thứ 2 liên tiếp.

Điều đáng ngại là, cho dù thị trường giảm sâu, cổ phiếu giảm mạnh nhưng dòng tiền bắt đáy vẫn chưa sẵn sàng. Thanh khoản thấp khiến đà giảm tiếp tục.

Như vậy, ở vào thời điểm hiện tại, so với đỉnh cao vốn hóa 170 tỷ đồng ghi nhận vào ngày 9/4 (khi VN-Index đạt trên 1.200 điểm), thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc hơi hơn 20%, tương đương mất khoảng 31 tỷ USD trong vòng 2 tháng rưỡi.

VN-Index từ mức 1.200 điểm về hiện tại còn 935 điểm. Thanh khoản cũng giảm chỉ còn khoảng 50% so với thời kỳ đỉnh cao kéo dài trong hơn 6 tháng từ quý 4/2017 tới qua quý 1/2018.

Hàng loạt tỷ phú Việt chứng kiến túi tiền bốc hơi mạnh. Nhiều doanh nhân thấy con đường trở thành tỷ phú USD như trường hợp ông Hồ Xuân Năng, Hồ Hùng Anh,... trở nên dài hơn.

Tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet Air, người phụ nữ giàu nhất Việt Nam đến thời điểm hiện nay theo tính toán của Forbes, tới 18/6 chỉ còn 2,9 tỷ USD, mất khoảng 1 tỷ USD so với đỉnh cao.

Trong vài tháng qua, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC Faros là doanh nhân chứng kiến khối tài sản quy từ cổ phiếu bốc hơi nhiều nhất, mất vài tỷ USD xuống chỉ còn 17 ngàn tỷ đồng (khoảng 740 triệu USD) do cổ phiếu ROS tụt giảm từ 180 ngàn đồng xuống còn 40.000 đồng/cp như hiện tại.

Tỷ phú USD giàu nhất Việt Nam - Phạm Nhật Vượng là người mất ít tiền nhất. Tài sản của ông Vượng hiện nay tính theo cổ phiếu trên sàn trị giá khoảng 200 ngàn tỷ đồng (khoảng 8,7 tỷ USD), còn theo Forbes tới 1-7 là 7,1 tỷ USD (xếp 218 trên thế giới).

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc kinh doanh chi nhánh TP.HCM CTCK Vndirect, TTCK giảm do ảnh hưởng của thế giới. Dòng tiền đang được rút ra khỏi nhiều kênh đầu tư, trong đó có chứng khoán. Một đồng USD mạnh lên có tác động tiêu cực tới nhiều thị trường tài chính.

M. Hà (Vetnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.