Hai chị em bị mồ côi và ước mơ trở thành bác sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đêm về, khi những đứa trẻ cùng trang lứa đã quây quần bên mái ấm gia đình thì hai chị em mồ côi lại lủi thủi rời căn nhà lụp xụp trong con hẻm nhỏ lặng lẽ ra chợ Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) rửa chén (bát) thuê để có tiền mua gạo nấu ăn lót dạ khi đói.
 

 Em Phạm Thị Thủy Tiên cùng bà Lê Thị Cúc. Ảnh: Ngô Khắc Lịch
Em Phạm Thị Thủy Tiên cùng bà Lê Thị Cúc. Ảnh: Ngô Khắc Lịch

Suốt 5 năm qua, bất kể nắng hay mưa, tiết trời lạnh cóng hay oi bức, từ khi chỗ dựa vững chắc cuối cùng là người mẹ qua đời vì căn bệnh ung thư thì hai chị em Phạm Thị Ngọc Ánh (15 tuổi) và Phạm Thị Thủy Tiên (14 tuổi), đã phải trở thành những lao động chính trong nhà.

Tuổi thơ của các em là những tháng ngày cơ cực, thiếu thốn tình thương và thiếu cả những lon gạo nhỏ để làm ấm lòng cho qua cơn đói.

Cha mất sớm, cách đây 5 năm người mẹ cũng lặng lẽ ra đi, hai chị em bơ vơ về ở với bà ngoại già yếu cùng người dì mắc bệnh hen suyển bẩm sinh trong căn nhà tình thương ở thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng).

Bốn người, bốn mảnh đời nương tựa vào nhau nhưng không biết làm gì để sống. Bà ngoại của hai em là Lê Thị Cúc (64 tuổi) cho biết, bà đi làm thuê để nuôi con gái là Lê Thị Thanh (21 tuổi), mắc bệnh hen suyển bẩm sinh chưa xong thì gánh nặng lại ập đến. Thêm hai đứa cháu về ở với bà, thương con, thương cháu nhưng không biết làm gì để sống khi nhà lại không có đất đai canh tác. Mọi chi tiêu đều phụ thuộc tất cả vào đồng tiền ít ỏi do bà Cúc làm thuê bữa đực, bữa cái có được.

Những năm qua, bà, cháu và người dì bệnh tật phải sống cảnh túng quẫn đủ đường trong căn nhà tình thương được Nhà nước xây dựng cho cách đây đã hơn chục năm. Suốt ngày bà, cháu phải loay hoay xoay sở với miếng ăn mà vẫn không đủ no. Bà cúc cho biết, việc mỗi tháng cả nhà phải ăn cháo trắng cầm hơi bì bõm những nước mất 15 ngày để không bị chết đói là chuyện bình thường. Nhiều hôm đến nắm gạo cũng không còn để nấu cháo, cả nhà phải ra đồng mót những phế phẩm nông nghiệp như rau, củ, quả… đem về nấu ăn.

Em Phạm Thị Thủy Tiên tâm sự, không ít lần đi học về đã 12 giờ trưa nhưng trong nhà không còn gì ăn, hai chị em đói đến mờ cả mắt đành phải nằm ngủ một giấc ngắn cho lại sức rồi cắp rổ ra đồng mót rau thải về luộc ăn cho qua cơn đói.

Bà Cúc thì nghẹn ngào kể lại, có hôm còn nắm gạo nấu được nồi cháo nhỏ, bốn người ai cũng đói nhưng mỗi người ăn được một chén thì trong nồi chỉ còn lại nửa chén. Bà nhường cháu, cháu nhường dì, dì nhường lại cho bà, không ai chịu ăn mà chỉ muốn ôm lấy nhau để khóc vì quá tủi thân trước cái đói, cái nghèo hành hạ.

Do cái nghèo, nên không lâu sau khi về ở với bà ngoại, cái đói đã buộc hai đứa trẻ lúc đó mới tuổi 9 (Tiên), 10 tuổi (Ánh) phải mò đi kiếm ăn bằng chính sức lao động của mình.

Để có tiền đong gạo, đóng tiền học và mua thuốc chữa bệnh cho dì, ban ngày hai chị em đi học, đêm về Phạm Thị Ngọc Ánh lại cùng em là Phạm Thị Thủy Tiên ra ngoài chợ rửa chén cho những hàng quán bán đồ ăn khuya. Hai chị em làm từ 18 đến 22 giờ 30 phút khuya mới về nhà, mỗi người được 15.000đồng/đêm.
 

Để nuôi bày heo này, bà Cúc phải đi vay lãi 20%, nay bà đang kêu bán lấy tiền trả nợ nhưng không ai mua vì heo còn nhỏ. Ảnh: Ngô Khắc Lịch
Để nuôi bầy heo này, bà Cúc phải đi vay lãi 20%, nay bà đang kêu bán lấy tiền trả nợ nhưng không ai mua vì heo còn nhỏ. Ảnh: Ngô Khắc Lịch

Điều đặc biệt, mặc dù khó khăn, đói kém, không có điều kiện đi học thêm như các bạn trong lớp, cũng không có thời gian nhiều để học bài ở nhà nhưng Phạm Thị Ngọc Ánh, học lớp 8A4 và Phạm Thị Thủy Tiên, lớp 7A8, Trường THCS Lê Hồng Phương, thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng) đều là những học sinh giỏi toàn diện của nhà trường. Kể từ khi học lớp 1 đến nay năm nào hai chị em cũng đạt danh hiệu này.

Do ban đêm phải đi rửa chén thuê nên thời gian học bài của hai chị em là sáng sớm. Bà Cúc cho biết, vào mùa thi học kỳ, hai chị em thường dậy học bài từ lúc 2 đến 3 giờ sáng. “Nhiều hôm chúng nó đang ngủ nhưng mơ là học bài, mắt thì nhắm nhưng miệng thì lẩm bẩm, trông đến tội!...”-bà Cúc tâm sự.

Bà Cúc buồn bã cho biết, hai cháu học giỏi nhưng tương lai thì quá mịt mù. Cố gắng lắm bà mới có thể cho hai cháu ăn học hết lớp 12 chứ không thể học cao hơn. Còn hai em Phạm Thị Ngọc Ánh và Phạm Thị Thủy Tiên lại cùng chung một ước mơ là sau này được làm bác sĩ để chữa bệnh cho những người nghèo khổ như chính gia đình mình hôm nay.

Trong khi cái ăn còn chưa lo xong thì sự nghiệp học tập của hai học sinh mồ côi này và cả ước mơ trở thành bác sĩ lại càng trở nên xa vời.  

Ông Trương Kim Sơn, trưởng Ban Văn hóa-Xã hội thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), cho biết: “Gia đình bà Cúc là trường hợp đặc biệt khó khăn nhất của thị trấn. Cuộc sống của những thành viên trong gia đình đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng, nhất là để cho hai cháu Phạm Thị Ngọc Ánh và Phạm Thị Thủy Tiên yêu tâm học hành để thực hiện được ước mơ. Thực ra, nếu hai đứa có học lực cũng như nhiều đứa trẻ khác thì chắc là phải ở nhà từ lâu rồi. Được cái chúng nó học giỏi, thị trấn và nhà trường vẫn thường xuyên động viên các cháu cố gắng khắc phục khó khăn để đi học mà thành tài”.  

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về bà Lê Thị Cúc, hẻm đường Trường Chinh, tổ 22, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Hoặc Báo Gia Lai, số 02A Hoàng Văn Thụ, TP. Pleiku, Gia Lai.

Ngô Khắc Lịch

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.