Giúp người dân nhận thức đúng về chính sách dân số

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Gia Lai có khoảng 46% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, việc nâng cao chất lượng dân số vùng DTTS luôn được cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh chú trọng.  
Theo ông Lê Ngọc Lân-Chi cục trưởng Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh, nhờ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, số cặp vợ chồng vùng DTTS thực hiện KHHGĐ tăng hàng năm, quy mô gia đình 2 con ngày càng phổ biến, chất lượng dân số cả thể chất lẫn tinh thần đều có sự cải thiện đáng kể.
Ông Hoàng Nhưn-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa-cho biết: 53,2% dân số của Đak Đoa là đồng bào DTTS. Vì vậy, việc chăm lo đời sống người dân, tuyên truyền nâng cao chất lượng dân số trong đồng bào DTTS luôn được huyện quan tâm. Tuy nhiên, do nhận thức và trình độ còn hạn chế nên việc chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân còn hạn chế.
 Cấp phát tờ rơi chính sách dân số cho chị em trong độ tuổi sinh đẻ ở làng Mơ Tôn (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Đ.Y
Cấp phát tờ rơi chính sách dân số cho chị em trong độ tuổi sinh đẻ ở làng Mơ Tôn (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ảnh: Đ.Y
Hà Đông là xã đặc biệt khó khăn của huyện Đak Đoa. Trước đây, nhiều gia đình đã vi phạm chính sách DS-KHHGĐ, trong đó có cả gia đình đảng viên khiến đói nghèo luôn đeo bám. Ông Lương Minh Thiện-Bí thư Đảng ủy xã-chia sẻ: “Nhiều đứa trẻ sinh ra còi cọc, suy dinh dưỡng do không được chăm sóc đầy đủ. Không ít bà mẹ vẫn chưa chú trọng chăm sóc sức khỏe khi mang thai và vẫn duy trì thói quen sinh đẻ ở nhà rẫy”. Trước thực trạng đó, xã Hà Đông đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác DS-KHHGĐ. Xã đưa công tác này thành một nội dung trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; Ban Nhân dân thôn cũng đưa chính sách DS-KHHGĐ vào hương ước, quy ước gắn với tiêu chí xây dựng gia đình, thôn làng văn hóa. Nhờ đó, tính đến đầu năm 2020, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cũng như tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dần. Nếu năm 2018, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 57%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 28% thì đến nay giảm còn 37% và 18%. 
Tại huyện Kbang, công tác truyền thông nâng cao chất lượng dân số ở các thôn, làng có đông đồng bào DTTS cũng được đẩy mạnh. Bà Nguyễn Thị Huyền Trang-Phó Trưởng phòng Dân số (Trung tâm Y tế huyện Kbang) cho hay: 39% dân số của huyện là người DTTS. Huyện đang triển khai các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số như: sàng lọc, chẩn đoán trước sinh, sơ sinh; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chương trình tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai. Các địa phương đã thành lập hàng chục câu lạc bộ DS-KHHGĐ như: “Phụ nữ không sinh con thứ 3”; “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”; “Tư vấn kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân”; mô hình “Gia đình 2 con”… Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, chất lượng dân số trong vùng đồng bào DTTS không ngừng được cải thiện. Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm Y tế huyện được Chi cục DS-KHHGĐ ký hợp đồng thực hiện chương trình sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh. Hàng năm, có hàng trăm ca được sàng lọc, qua đó phát hiện dị tật thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ, giúp gia đình can thiệp sớm.
Bà mẹ, trẻ em xã Ayun-huyện Mang Yang thường xuyên quan tâm sức khỏe để nâng cao chất lượng dân số. Ảnh: Đ.Y
Bà mẹ, trẻ em xã Ayun-huyện Mang Yang thường xuyên quan tâm sức khỏe để nâng cao chất lượng dân số. Ảnh: Đ.Y
Tại xã Ayun (huyện Mang Yang) có đến 100% dân số là người Bahnar, Jrai sinh sống. Việc đẩy mạnh truyền thông cho các bà mẹ mang thai, cho con bú thường xuyên được đẩy mạnh. “Từ năm 2018 đến nay, Ayun được hỗ trợ từ dự án “Phát triển trẻ thơ toàn diện” cho trẻ từ 0 đến 8 tuổi. Qua việc đẩy mạnh tuyên truyền, các bà mẹ mang thai và có con nhỏ đã biết đến trạm y tế khám thai, siêu âm. Đến lúc sinh nở, chị em tự tin đến trạm y tế xã chứ không còn rụt rè hoặc sinh con ngoài rẫy như trước. Phương pháp nuôi dạy con cũng thay đổi. Gia đình đã biết quan tâm đến các nhóm dưỡng chất để giúp trẻ phát triển toàn diện. Nhờ vậy, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ giảm còn 13%”-bà Nguyễn Thị Hoa-quyền Trạm trưởng Trạm Y tế xã Ayun bày tỏ.
Theo Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, nâng cao chất lượng dân số là một trong những giải pháp quan trọng giúp đồng bào DTTS thoát nghèo, góp phần phát triển kinh tế-xã hội. “Để nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào DTTS, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể cần quan tâm hơn nữa đến công tác dân số gắn với việc vận động người dân tự nguyện thực hiện các biện pháp KHHGĐ. Mặt khác, đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người uy tín, cộng tác viên dân số, y tế thôn bản để vận động người dân thực hiện hiệu quả các chính sách dân số. Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh và sơ sinh; hỗ trợ sinh sản; tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân. Phát huy vai trò mạng lưới y tế tư nhân nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ tiếp cận các dịch vụ về dân số”-ông Lân cho biết thêm.
ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Hàng xóm kể gì về kẻ dùng xyanua đầu độc người thân?

Khi Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Hồng Bích (38 tuổi) để điều tra về tội “Giết người”, người dân ở xã Vĩnh Thanh, huyện Nhơn Trạch nơi nghi phạm cư trú không khỏi bàng hoàng với thủ đoạn tàn độc của người phụ nữ này.
Các đội thi thuyết trình về sản phẩm tái chế của mình trước Ban Giám khảo cuộc thi

Gia đình chị Nguyễn Thị Hường giành giải nhất hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường” thị xã An Khê

(GLO)- Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2024), ngày 24-6, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) thị xã An Khê tổ chức Hội thi “Gia đình chung tay bảo vệ môi trường”. Gia đình chị Nguyễn Thị Hường-hội viên phụ nữ xã Cửu An xuất sắc giành giải nhất hội thi.

Yêu thương người già

Yêu thương người già

(GLO)- Vạn vật đều thay đổi theo thời gian. Người ta sinh ra, lớn lên rồi già đi là quy luật tất yếu. Nhưng tuổi già cùng với sự suy giảm về sức khỏe không khỏi khiến người ta lo lắng.