"Loa nghe diệu kỳ"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đó là tên dự án được chị Đinh Thị Phương Chi-giáo viên Trường THPT Trường Chinh (huyện Chư Sê) khởi động gần 3 tháng nay, tạo ra hiệu ứng tích cực giúp nhiều em nhỏ “cai nghiện” thành công ti vi, điện thoại. Nhiều phụ huynh không có thời gian đọc sách cũng rất thích thú tiếp cận những nội dung hay thông qua chiếc loa nhỏ xinh. Và đằng sau dự án “Loa nghe diệu kỳ” này còn là một câu chuyện đầy tính nhân văn.
Những đổi thay diệu kỳ 
“Tôi đặt tên cho chiếc loa nghe nhỏ này là “diệu kỳ” vì nó đã mang đến điều kỳ diệu cho cuộc sống của một cô học trò cũ sau biến cố lớn của cuộc đời. Và em ấy chính là cảm hứng để tôi làm dự án này”-chị Chi vui vẻ trò chuyện.
Kể thêm về cô học trò cũ (đề nghị giấu tên) này, chị Chi cho hay: “Sau khi tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, em mắc căn bệnh viêm dính cột sống dẫn tới bị liệt toàn thân. Bác sĩ nói không thể mổ hay can thiệp ngoài phương pháp tâm lý và tập vật lý trị liệu để có thể vận động nhẹ. Sau 2 năm gần như tuyệt vọng trước sự thật không dễ chấp nhận, em ấy đã kiệt sức trong mớ suy nghĩ tiêu cực. Rồi như một cơ duyên, có người tặng em chiếc loa có thẻ nhớ chép thuyết pháp “An lạc từ tâm” của nhà Phật và nhiều nội dung tích cực khác. “Mưa dầm thấm lâu”, em bắt đầu chấp nhận cuộc sống hiện tại, sau đó quyết tâm tập vật lý trị liệu. Đến nay, em đã tự mình đi lại được mà không cần nạng hỗ trợ. Chưa hết, em ấy bắt đầu bán thực phẩm chay qua mạng xã hội, chép sách Phật và sách nói miễn phí, tìm nguồn loa chất lượng cung cấp cho những người có nhu cầu”. 
Chị Đinh Thị Phương Chi kiểm tra loa trước khi gửi đi cho các phụ huynh. Ảnh: N.G
Chị Đinh Thị Phương Chi kiểm tra loa trước khi gửi đi cho các phụ huynh. Ảnh: N.G
Cầm chiếc loa nhỏ xinh cùng chiếc thẻ nhớ 16 Gb trong tay, chị Chi nảy ngay ra ý tưởng chép thơ, nhạc, chuyện cổ tích, thậm chí là phim hoạt hình cho cô con gái 5 tuổi nghe thử. Thật lạ là cô bé bỗng mê chiếc loa hơn việc ngồi hàng giờ trước ti vi và lướt điện thoại. Chiếc loa nhỏ được đeo trên cổ luôn đồng hành cùng cô bé khi đạp xe, chơi đồ hàng… Trước giờ đi ngủ, cô bé còn rủ mẹ nghe chuyện cổ tích và chia sẻ suy nghĩ của mình về câu chuyện ấy. Chị Chi cho biết: “Tôi nhận thấy trí tưởng tượng của con phát triển nhiều khi được nghe thay vì xem. Ví dụ: Nếu xem thì 10 bạn nhỏ sẽ có chung một hình ảnh về nàng Bạch Tuyết nhưng nếu nghe, 10 bạn sẽ có 10 nàng Bạch Tuyết khác nhau tùy vào trí tưởng tượng của các bé”.
Khi chị Chi chia sẻ lên trang Facebook cá nhân chuyện cô con gái tuy nghỉ học tránh dịch nhưng vẫn được nghe đọc thơ, kể chuyện, dạy hát và đặc biệt là “cai nghiện” được ti vi, điện thoại, rất nhiều phụ huynh đã thực sự quan tâm. Họ nhờ chị Chi mua giùm loa, thẻ nhớ và chép thơ, nhạc, truyện vào đó. Sau khi cho con sử dụng loa, họ đều phản hồi tích cực về sự thay đổi kỳ diệu trong thói quen hàng ngày của các con. Dự án “Loa nghe diệu kỳ” được khởi động và lan tỏa từ đó với 3 mục đích đầy nhân văn: giúp cô học trò cũ bán được loa để thấy mình có ích cho gia đình và tìm thấy niềm vui sống; giúp các bạn nhỏ “cai nghiện” điện thoại, ti vi; tạo thói quen nghe sách nói và lan tỏa văn hóa nghe, đọc.
Hướng tới các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn
Chị Chi cho hay, những nội dung đưa vào “Loa nghe diệu kỳ” đều được chọn lọc kỹ lưỡng, phù hợp sở thích và lứa tuổi. Chị Phan Thị Điệp (xã Ia Le, huyện Chư Pưh) cho biết: “Gia đình tôi đang sử dụng 6 chiếc loa mà chị Chi giới thiệu cho các con, cháu từ 3 đến 10 tuổi. Hiệu quả mà người bạn đặc biệt này mang lại quá bất ngờ. Các con rất thích, nghe hàng ngày mà không cần nhắc nhở. Sau khi có loa làm bạn, mỗi sáng thức dậy thay vì đòi xem ti vi hoặc điện thoại như trước đây thì chúng lấy ngay chiếc loa ra nghe nhạc tiếng Anh, nghe chuyện cổ tích”.
Chị Đinh Thị Phương Chi: Khi bắt đầu dự án “Loa nghe diệu kỳ” vào đầu tháng 2-2020, tôi đã tặng 5 chiếc cho 5 cháu là con của các y-bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Chư Sê. Họ là những chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch, thường xuyên vắng nhà, con em họ vì thế rất cần có “bạn” trong lúc này. Ngoài ra, có một nhà tài trợ xin giấu tên đã tặng 10 chiếc loa cho học sinh dân tộc thiểu số để hỗ trợ các em trong việc học tiếng Việt. Ngay khi học sinh tiểu học đi học trở lại, chúng tôi sẽ tặng cho các em ở điểm trường vùng 3 của Trường Tiểu học Tôn Đức Thắng (xã Ia Blang, huyện Chư Sê).
Con gái chị Đặng Thị Trang (Chư Sê) thích thú nghe loa trong khi mẹ làm việc. Ảnh: N.G
Con gái chị Đặng Thị Trang (Chư Sê) thích thú nghe loa trong khi mẹ làm việc. Ảnh: N.G
Còn chị Trần Thị Lê (thị trấn Phú Thiện) cũng an tâm tuyệt đối khi cho 2 con làm bạn hàng ngày với “Loa nghe diệu kỳ”, không còn lo lắng việc điện thoại, màn hình ti vi gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe các con. Chị chia sẻ: “Quá tuyệt vời, nó như một người bạn tích cực khi thường nói những điều hay, hát những giai điệu vui nhộn cho các con nghe. Những câu chuyện nhỏ dạy cách làm người lễ phép, hiếu thảo, trọng lời hứa được các con nghe hàng ngày sẽ giúp chúng hình thành nhân cách. Các con tôi bây giờ thức dậy là hỏi loa chứ không còn đòi điện thoại, ti vi nữa. Đây là sự thay đổi mà tôi mong đợi”. 
Với những lợi ích mà chiếc loa này mang lại, chị Chi đang cùng một số bạn bè vận động, kêu gọi tài trợ để tặng loa nghe cho học sinh dân tộc thiểu số và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Chị bày tỏ: “Chiếc loa này hỗ trợ rất tốt cho việc học tiếng Việt và là cơ hội để các em tiếp xúc với thế giới của sách nói, của âm nhạc, thơ ca. Từ đó, các em có điều kiện phát triển ngôn ngữ, vun trồng những giá trị sống và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp”.
NGUYỄN GIANG

Có thể bạn quan tâm

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Mạnh dạn để con tự đứng lên

Quá trình vấp ngã, sai lầm, thất bại sẽ giúp trẻ nhận thức đầy đủ về vấn đề. Đồng thời trẻ sẽ tăng thêm sức mạnh ý chí và biết ứng biến trong nhiều tình huống
Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Gia Lai: Vì sự phát triển dân số bền vững

(GLO)- Năm 2023, ngành Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Gia Lai đã đạt một số chỉ tiêu cơ bản trong công tác phát triển dân số. Đó là giảm mức sinh, tăng tỷ lệ các cặp vợ chồng chấp nhận sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại, các định hướng mô hình dân số với phát triển gia đình bền vững.

Mùa xuân đoàn tụ

Mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2024, Trại giam Gia Trung (Bộ Công an) đã tổ chức lễ công bố giảm hết thời gian chấp hành án phạt tù cho 36 phạm nhân. Đây là những phạm nhân có ý thức chấp hành kỷ luật, cải tạo tốt và mong muốn sớm được trở về đoàn tụ cùng gia đình.

Nhìn con sửa mình

Nhìn con sửa mình

(GLO)- Tôi đã chứng kiến câu chuyện của cậu bé học lớp 4 ở bên nhà hàng xóm. Mỗi lần phạm lỗi, bé thường bị mẹ mắng và trách phạt bằng roi.
Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

Đak Pơ có 13 trường hợp tảo hôn trong năm 2023

(GLO)- Sáng 21-12, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.
Bữa cơm gia đình

Bữa cơm gia đình

(GLO)- Trong bữa cơm tối, con trai tôi kể: “Bạn Mận cùng lớp con không chỉ ăn sáng ở quán mà cả bữa trưa, bữa tối nữa, ngày nào cũng vậy mẹ ạ!”.
Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

Ngăn chặn, đẩy lùi bạo lực gia đình

(GLO)- Với sự vào cuộc của các ngành, địa phương cũng như đa dạng hình thức tuyên truyền, công tác phòng-chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2023 có nhiều chuyển biến. Số vụ BLGĐ đã giảm rõ rệt, góp phần cải thiện đời sống của mỗi gia đình.
Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

Chính phủ quy định mới về khung tiêu chuẩn xét tặng Gia đình văn hóa

(GLO)- Để được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng những tiêu chuẩn: Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương; Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.