Gieo chữ ở ốc đảo giữa trời - Kỳ 2: Những "nữ tướng" cắm trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Được gặp và trò chuyện với các thầy cô giáo đang dạy học ở các thôn của “ốc đảo” Yên Lỗ (huyện Bình Gia, Lạng Sơn), tôi cảm nhận được rằng những giáo viên ở đây đang hàng ngày lập nên những kỳ tích về sự vượt khó. Trong đó, có những nữ hiệu trưởng cắm ở trường 24/7 để làm nhiệm vụ quản lý sự nghiệp trồng người.
Hiệu trưởng khóc thầm
Không có liên hệ trước, tôi vẫn được chị Vũ Thị Tính (sinh năm 1968) - Hiệu trưởng Trường cấp 2 Yên Lỗ tiếp đón một cách thân tình. Qua chia sẻ của chị, chúng tôi biết để làm được một người giáo viên với chị là cả một sự nhọc nhằn và nỗ lực không ngừng nghỉ.

Cô Nhuyên (phải) và nữ đồng nghiệp trong kho chứa đồ của trường mà cô đang sống. Ảnh: G.T
Cô Nhuyên (phải) và nữ đồng nghiệp trong kho chứa đồ của trường mà cô đang sống. Ảnh: G.T
Chị Tính bảo, năm nay chị đã 53 tuổi, có lẽ sẽ ở Yên Lỗ cho đến khi về hưu. Tuy tuổi cũng lớn, lại công tác ở một nơi đặc biệt khó khăn, nhưng chị vẫn tâm niệm một điều là phải nỗ lực hết sức để không thấy áy náy khi nhận những đồng lương hàng tháng...
Chị Tính tâm sự, chị học sư phạm văn ở Thái Nguyên, học xong về nhà lập gia đình thì "vớ: phải ông chồng gia trưởng bắt chị ở nhà nấu rượu, làm đậu, chăn lợn... vì những năm 1990 lương giáo viên rất thấp. Nhưng mỗi lần đi bán đậu rong qua trường học, chị lại thèm được đứng trên bục giảng.
Thế là chị vẫn làm đậu mang đi bán, nhưng đổ buôn từ sáng sớm, rồi bọc giáo án vào bị và tới trường. "Trốn chồng đi làm giáo viên được 3 tháng thì bị phát hiện, lúc đó sự đã rồi nên chồng cũng chịu, và mình bắt đầu làm giáo viên từ đó tới bây giờ" - cô Tính kể.
Năm 2014, lần đầu tiên cô Tính vào nhận nhiệm vụ là Hiệu phó ở Trường cấp 2 Yên Lỗ. Chị bảo, khi ấy, về chuyên môn thì chị tự tin sẽ đảm nhiệm được, nhưng chiều đến thì buồn lắm, nhất là những ngày mưa dầm thì mọi thứ ở nơi đây tĩnh lặng và vắng vẻ khiến người ta phải suy nghĩ rất nhiều. Lúc mới vào, cứ chiều đến ngồi đun bếp củi, mà củi thì ẩm không cháy, được bữa cơm cứ cay hết cả mắt. Cô không nhớ nổi bao nhiêu lần đã ngồi khóc, và cũng tự hỏi không hiểu tại sao mình lại vào một nơi xa xôi vắng vẻ và buồn thế này?
Rồi những hôm cô Tính đi về nhà ở thị trấn Bình Gia, có hôm nửa đêm mới mang xe ra suối rửa, vì đất bám kín vào bánh xe, cứ nghĩ sao mình liều và dại thế? Chỉ cần một cơn lũ ống, hay cái cây to trôi từ thượng nguồn về lao vào mình lúc rửa xe giữa suối thì không biết nói trước điều gì? "Nhưng rồi nghĩ đến danh dự nghề nghiệp thì mình lại khắc phục và bám trụ đến khi được điều động ra ngoài trường ở thị trấn" - chị Tính tâm sự.
Chị Tính tiếp tục được điều động về tăng cường ở Phòng giáo dục, rồi đi làm hiệu trưởng ở xã Mông Ân (Bình Gia) và xây dựng trường đó thành trường chuẩn quốc gia. Chị Tính bảo, công việc giáo dục thì đúng là vất vả như nuôi con mọn: "Đến khi mình làm chủ xây nhà, trường thì ở ngay trong huyện mà cũng không biết đến viên gạch viên ngói nào, chỉ về thắp hương hôm khai móng và hôm đổ mái thôi, còn tất cả đều phó mặc cho con gái và con rể hết".

Cô Tính - Hiệu trưởng cấp 2 Yên Lỗ ngồi đợi học sinh qua sông. Ảnh: G.T
Cô Tính - Hiệu trưởng cấp 2 Yên Lỗ ngồi đợi học sinh qua sông. Ảnh: G.T
Rồi đến năm học 2021- 2022 này, cô Tính lại được Phòng Giáo dục phân công quay về xã Yên Lỗ làm hiệu trưởng. Từ trường đi về hết 46km, có hôm cũng phải đi đến 3 tiếng, do chị lớn tuổi rồi nên không dám đi đường tắt qua sông mà phải vượt 16km đường đất từ Quốc lộ 279 vào đây.
Sau 7 năm quay lại trường, chị Tính cũng tự tin hơn vì nhà trường đã được xây dựng khang trang hơn, nền nếp dạy và học đã tốt hơn, và các thầy cô ở các bộ môn đều có chuyên môn rất cao. Nên chị cũng đỡ lo lắng nhiều. "Nhưng mình cũng tự thấy phải đặt ra nhiệm vụ là nâng cao chất lượng và kết quả học tập của học sinh cao hơn nữa, vì bây giờ các em có điều kiện ăn ở bán trú, học tập tốt hơn ngày xưa rất nhiều" - cô Tính nói.
Hiệu trưởng sống ở kho đồ dùng học tập
Chỉ cách trung tâm xã 3km là Trường Mầm non Yên Lỗ do chị Hoàng Thì Nhuyên (sinh năm 1973) làm Hiệu trưởng. Chị Nhuyên cũng ở ngoài thị trấn Bình Gia vào đây cắm bản được 3 năm học rồi. Chị tâm sự: Mình để ông chồng và cậu con trai học lớp 12 ở nhà ngoài thị trấn với nhau, còn mình thì cứ thứ 2 đi đến thứ 6 mới về nhà, nếu đợt nào trời mưa thì có khi vài tuần mới được về gặp chồng gặp con.
Trường Mầm non Yên Lỗ có tổng cộng có 166 cháu, 7 điểm trường nằm ở các thôn khác nhau. Chị Nhuyên ở điểm trường chính, có 2 lớp học. Cơ sở vật chất của nhà trường đã tương đối đầy đủ, nhưng nhà trường chưa có phòng làm việc của ban giám hiệu và phòng ở cho giáo viên xa nhà. Như chị Nhuyên đã 3 năm nay sống ở trong kho chứa đồ dùng học tập của trường, "biết là rất bất tiện nhưng cũng không còn sự lựa chọn nào khác".
"Giờ mình chỉ mong nhà trường có kinh phí để xây một vài phòng ở cho giáo viên tiểu học thì tốt quá. Vì giáo viên tiểu học thì phải đến dạy tại bản, có những bản chưa có điện, lớp học lại nằm biệt lập trên một quả đồi... Mình không dám để cho giáo viên ở lại lớp học, mà phải chỉ đạo họ chấp nhận đi xa ra bản Pe 8km để ở thành những cụm với nhau" - chị Nhuyên bày tỏ.
Làm hiệu trưởng trường mầm non, không chỉ phải lo dạy và chăm sóc các cháu, mà còn phải chăm lo đến đời sống cả giáo viên. Chị Nhuyên bảo, với giáo viên mầm non, vấn đề chỗ ở là rất khó khăn, nên hàng ngày ngoài chuyện kiểm tra về chuyên môn với các cô, ban giám hiệu cũng phải thường xuyên động viên các cô (và chính mình) vượt khó, khắc phục hoàn cảnh xa nhà vì các em bé ở đây. Đa số các em ở nhà với ông bà, còn bố mẹ thì đi làm công ty hết.
"Nên ngoài trách nhiệm về chuyên môn thì về tình cảm cũng thương các em hơn khi bố mẹ đi vắng. Mặc dù đời sống của mình có khó khăn đôi chút thì cũng cần lạc quan và cố gắng hơn để dạy dỗ và chăm sóc các con" - chị Nhuyên nói vậy. 
Theo Gia Trưởng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.