Gia Lai nên quan tâm chế biến thực phẩm từ nguyên liệu tại chỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhà tôi thường mua thực phẩm ở siêu thị. Một trong những món không bao giờ thiếu trong tủ lạnh là măng các loại, bao gồm: măng vầu, măng trúc, măng giang, măng tre, măng sặt… Tất cả đều có xuất xứ từ các tỉnh phía Bắc. Giá măng cũng vừa túi tiền, không quá 30-40 ngàn đồng/bì khoảng nửa ký.
Phải công nhận việc chế biến măng ở các tỉnh phía Bắc rất chuyên nghiệp nên được siêu thị bán lẻ nhập về thường xuyên và rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Từ búp măng đơn giản, người ta chế ra măng chua, măng ngọt… Tùy theo món mà người dùng sử dụng loại măng phù hợp, chẳng hạn như làm gỏi, nộm thì sẽ mua măng Mạnh Tông, măng giang hay măng trúc, còn nấu canh chua thì mua măng chua, ăn sống lại sử dụng măng ngọt…
Không riêng măng le, Gia Lai còn có nhiều nông thổ sản khác được thu hoạch theo mùa và gần như quanh năm. Ảnh: D.Q
Không riêng măng le, Gia Lai còn có nhiều nông thổ sản khác được thu hoạch theo mùa và gần như quanh năm. Ảnh: D.Q
Khâu bảo quản và quảng bá sản phẩm măng của các cơ sở chế biến này rất khoa học. Chẳng hạn như trên mỗi bì măng tươi (măng trúc) của Công ty TNHH N.M tại Hà Nội đều ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất là ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa; in luôn logo công ty, hình ảnh quảng cáo, thành phần, chỉ tiêu chất lượng chính, cách bảo quản, sử dụng... tạo niềm tin cho người mua.
Từ bì măng trúc này, tôi chợt nghĩ, Tây Nguyên chúng ta không hề thiếu măng, nhất là măng le. Theo tôi, đây là loại măng ngon nhất trong các loại măng Việt. Đến mùa, măng le ở Tây Nguyên thu hoạch rất nhiều nhưng hầu hết chỉ được sơ chế bằng cách luộc, ngâm muối hoặc chế biến công nghệ hơn là sấy làm măng khô. Thực ra, nếu chế biến như cách làm của các cơ sở phía Bắc thì măng le Tây Nguyên không chỉ giữ được chất lượng mà còn tăng giá trị. Hiện nay, khi đã cuối mùa, mỗi cân măng le luộc rồi chỉ có giá 30-40 ngàn đồng, trong khi nếu được chế biến, bảo quản như loại măng trúc đã nêu thì giá có thể tăng gấp nhiều lần, không chỉ mang lại lợi ích cho cơ sở chế biến mà còn giúp người sản xuất, người thu hái tăng thêm thu nhập. Xin được nói thêm là với việc triển khai chương trình khuyến nông mấy chục năm qua, nông dân trong tỉnh đã làm quen và đưa vào trồng trên đất vườn các giống tre lấy măng như Điền Trúc, Mạnh Tông, Bát Độ cho năng suất rất cao. Thế nhưng, bà con cũng chỉ chủ yếu luộc hoặc làm măng chua, chưa biết chế biến để sử dụng lâu dài hoặc chưa có các cơ sở chế biến măng thu mua nên còn lãng phí nguồn nguyên liệu thực phẩm chất lượng cao này.
Không riêng măng le, Gia Lai còn có nhiều nông thổ sản khác được thu hoạch theo mùa và gần như quanh năm với số lượng rất lớn như: mít, chuối và một số loại trái cây bản địa. Các huyện: Chư Sê, Ia Grai, Chư Prông, Kông Chro… là “xứ sở” của chuối mốc (chuối sứ). Chiều chiều, hàng đoàn xe thồ chở chuối từ huyện về phố, nhưng phần lớn đều chở xuống các tỉnh đồng bằng hoặc bán cho người mua về thờ cúng gia tiên. Tuy nhiên, cũng ở TP. Pleiku vài chục năm gần đây có vài cơ sở chế biến chuối theo kiểu thái mỏng rồi đem sấy, đóng bì, ăn khá ngon. Chuối sấy Pleiku hiện đã bán ra thị trường TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành trong cả nước, được người dùng ưa thích nhưng giá cả lại không cao.
Tương tự, các loại cây ăn quả khác như mít, bơ… cũng phổ biến ở Gia Lai nhưng chưa được đưa vào chế biến trong các nhà máy công nghệ hiện đại để làm thực phẩm đông lạnh hay đóng hộp. Do vậy chưa thể làm tăng chuỗi giá trị nông sản tại chỗ của địa phương. Hy vọng rằng, thời gian tới, ngành chức năng và các doanh nghiệp sẽ quan tâm đến vấn đề này để mang lại lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất, chế biến và tăng thêm nguồn thu cho địa phương.
Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về bổ sung dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dự án xây dựng Đập điều hòa sông Ba để điều tiết nước cho thị xã An Khê; rà soát, đo đạc cắm mốc diện tích đất ngoài quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn xã Hải Yang (huyện Đak Đoa);...

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật

Luật sư Bùi Thanh Vũ tư vấn pháp luật liên quan thế chấp quyền đòi nợ để vay tiền

(GLO)- Bạn đọc H.T.K. hỏi: Ông A. vay của tôi 200 triệu đồng, 2 bên có lập hợp đồng vay tài sản rõ ràng. Tôi cần tiền làm ăn gấp, trong khi đó, ông A. không trả nợ cho tôi theo thỏa thuận. Vậy tôi có quyền thế chấp quyền đòi nợ này cho bên thứ 3 để vay 100 triệu đồng được không?

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.