Gia Lai: Chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm soát, xử lý ổ dịch tả heo châu Phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 13-10, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 1536/UBND-NL về việc tập trung triển khai các giải pháp phòng-chống bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh.
Tại tỉnh Gia Lai, bệnh dịch tả heo châu Phi tái phát từ ngày 29-7 tại xã Chư Răng (huyện Ia Pa). Đến nay, dịch đã lây lan ra đàn heo của 80 hộ/21 thôn/5 xã làm 594 con heo mắc bệnh, buộc phải tiêu hủy. Ngoài ra, đã xuất hiện các ổ dịch tại địa bàn các huyện: Chư Păh, Kbang, Đức Cơ, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa.
Để chủ động tổ chức kiểm soát tốt, không để các loại dịch bệnh động vật nguy hiểm xảy ra trên diện rộng, giảm tổn thất về kinh tế, đồng thời nhằm đạt được mục tiêu kép vừa phòng-chống hiệu quả dịch Covid-19, vừa bảo vệ và phát triển sản xuất; UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng-chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y; Chỉ thị số 6477/CT-BNN-TY ngày 8-10-2021 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT; các Kế hoạch phòng-chống bệnh động vật trên cạn đã được UBND tỉnh ban hành. Cụ thể: 
Đối với các huyện la Pa, Kbang, Đức Cơ và Ayun Pa: Khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch bệnh động vật; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách địa bàn để đôn dốc, kiểm tra, chỉ đạo công tác chống dịch. Tập trung huy động nguồn lực để triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm soát, xử lý ổ dịch; thiết lập các chốt kiểm soát dịch bệnh (nếu cần thiết); vận động các hộ chăn nuôi khai báo khi có heo bệnh và triển khai tiêu hủy heo chết, heo bệnh, heo có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh dịch tả heo châu Phi theo đúng quy định; hướng dẫn vệ sinh, tiêu độc sát trùng; hạn chế lây lan, phát sinh các ổ dịch mới; sớm khống chế dịch bệnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tập trung triển khai các giải pháp phòng-chống bệnh Dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tập trung triển khai các giải pháp phòng-chống bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Đức Thụy
Chủ động xuất cấp kinh phí của địa phương, đảm bảo đủ, kịp thời để mua vật tư, dụng cụ, hóa chất... và các chi phí hỗ trợ cho công tác tổ chức phòng-chống dịch tại địa phương. Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp hàng ngày tổng hợp, báo cáo đầy đủ tình hình dịch bệnh, kết quả công tác tổ chức phòng-chống dịch và nhận định tình hình, đề xuất giải pháp về UBND cấp huyện và Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Chăn nuôi và Thú y) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.
Đối với các địa phương chưa xảy ra dịch bệnh: Chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn và UBND cấp xã chủ động tăng cường giám sát dịch gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực từng có gia súc mắc bệnh, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm ổ dịch khi mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây ảnh hưởng cho người dân và cộng đồng. 
Khi phát hiện gia súc mắc bệnh, thực hiện phong tỏa ngay ổ dịch, tiêu hủy ngay đàn heo bị bệnh, chết và tiến hành thực hiện ngay biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng và các biện pháp kiểm soát phòng-chống dịch bệnh khác theo Kế hoạch phòng-chống bệnh dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh được ban hành theo Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 6-10-2020 của UBND tỉnh. Thành lập các tổ công tác trực tiếp xuống các xã đang có dịch đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp chống dịch, không để dịch tiếp tục phát sinh và lây lan. Rà soát, thống kê, lập danh sách cụ thể các hộ chăn nuôi heo, số lượng heo chăn nuôi trên địa bàn. Tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn heo đến tận cơ sở chăn nuôi. 
Giao trách nhiệm cho chính quyền cấp xã tích cực hướng dẫn người chăn nuôi chủ động thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học và phòng-chống dịch bệnh cho đàn heo. Quán triệt lực lượng tham gia công tác phòng-chống dịch tả heo châu Phi tuân thủ đầy đủ quy trình phòng-chống dịch Covid-19 khi tham gia thực hiện nhiệm vụ.
Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương trong công tác phòng-chống dịch bệnh tả heo châu Phi. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh những địa phương còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng-chống dịch bệnh động vật để chỉ đạo xử lý kịp thời. Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông kịp thời cung cấp các thông tin về tình hình dịch bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền về các biện pháp phòng-chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Trong đó, chủ trọng thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học; thường xuyên vệ sinh, tiêu độc sát trùng chuồng trại; sử dụng nguồn giống tốt, đảm bảo an toàn dịch bệnh; không sử dụng thức ăn dư thừa, thu gom từ chợ, nhà hàng cho chăn nuôi lợn... Tổ chức triển khai thực hiện tốt tháng tổng vệ sinh, sát trùng tiêu đợt 3 năm 2021 trên địa bàn tỉnh để tiêu diệt mầm bệnh ở môi trường, nhất là ở những nơi có mật độ chăn nuôi cao, các điểm tập kết, mua bán, giết mổ động vật, các địa phương đang có dịch, thường xuyên xảy ra dịch bệnh động vật.
Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường phối hợp với Phòng Nông nghiệp/Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện trong công tác tổ chức phòng-chống dịch tại các địa phương, nhất là các địa phương đang xảy ra dịch. Thường xuyên cập nhật đầy đủ thông tin, đánh giá diễn biến, nhận định tình hình dịch bệnh, tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai các giải pháp phòng-chống dịch phù hợp, hiệu quả, sớm khống chế tình hình dịch bệnh. Chỉ đạo các Trạm Kiểm dịch động vật thực hiện nghiêm công tác kiểm soát vận chuyển động vật, sản phâm động vật ra, vào địa bàn tỉnh tại các đầu mối giao thông. Tăng cường công tác kiểm dịch động vật tại gốc; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan như Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Công thương, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum, Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh… tích cực phối hợp, triển khai các biện pháp nhằm khống chế, ngăn chặn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm bùng phát.
KIỀU PHAN

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.