Giá cà phê tại Lâm Đồng tăng cao kỷ lục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 17-5, cà phê robusta tại các tỉnh Tây Nguyên đã chạm mức 56.200 tới 56.700 đồng/kg nhân xô, cao hơn 5.000 đồng/kg so với 2 tuần trước.
Giá cà phê tăng cao nhưng lượng tích trữ trong người dân hiện còn không đáng kể. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Giá cà phê tăng cao nhưng lượng tích trữ trong người dân hiện còn không đáng kể. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Tại huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), giá cà phê robusta đang được người dân bán 56.200 đồng/kg. Theo đánh giá của Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, do khan hiếm nguồn hàng nên giá cà phê trong nước tăng mạnh.

Mức giá trên liên tiếp lập đỉnh trong những tháng gần đây và được ghi nhận là giá cao nhất từ trước tới nay. Trước đây, lịch sử giá cà phê trong nước từng ghi nhận các mức 43.000 đồng/kg (1994), 40.100 đồng/kg (2008), 49.000 đồng/kg (2011). Còn hiện nay, giá thu mua tại các cơ sở của người dân thậm chí tới 57.000 đồng/kg.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực cà phê, giá cà phê kỳ hạn trở lại xu hướng tăng trên cả hai sàn London và New York do lo ngại nguồn cung chậm trễ khi thời tiết ở các nhà sản xuất chính chưa thực sự thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch vụ mùa mới. Tại Brasil thiếu nhân công thu hái, trong khi Indonesia đang gặp mưa quá nhiều…

Hiện cả nước có khoảng 710.000 ha cà phê, trong đó Tây Nguyên có 639.000 ha (89,9%).

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.