Hơn 10 năm lặn lội, sưu tầm, thiếu tá công an đang công tác tại một huyện vùng sâu tỉnh Đắk Nông đã sở hữu hơn 1.000 hiện vật mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa Tây Nguyên.
(GLO)- 1. Mùa xuân nào đã xa, rừng cây tươi tắn lành lặn xanh màu. Buôn làng người M'Nông sống bên thác nước, dòng sông đầy đặn tháng ngày. Người người vui sống chung tay nương rẫy kề cạnh rừng cây mừng ngày mùa lúa mới. Đêm trăng sáng, buôn làng ngân vang tiếng cồng chiêng, rộn ràng tình ý thiêng liêng biết ơn đất trời, sông núi, rừng cây, nương rẫy từng mùa nắng mưa đem lại sự sống tốt tươi cho cộng đồng.
(GLO)- Tây Nguyên là vùng đất hấp dẫn dành cho những người thám hiểm, khám phá về thiên nhiên, văn hóa tộc người, lịch sử và cũng là nơi sinh cơ lập nghiệp của lớp cư dân mới đến làm ăn và cùng hòa nhập, chung sống với cư dân bản địa. Theo thời gian, những sự đổi thay như di dân, các loại cây trồng, sự kiện văn hóa, công trình xây dựng, trường học, đường sá, nhà thờ, chùa chiền... đã được ghi lại “dấu mốc đầu tiên“ qua các bức ảnh tư liệu sống động, làm giàu có thêm kho tàng di sản ảnh.
(GLO)- Theo các nhà nghiên cứu văn hóa thì luật tục của các cư dân bản địa ở Tây Nguyên được biết đến từ những năm đầu thế kỷ XX khi các nhà nghiên cứu người Pháp đến cao nguyên trung phần sưu tầm và công bố trên tạp chí Viễn Đông Bác Cổ. Các luật tục này tồn tại dưới dạng văn vần, được truyền khẩu trong cộng đồng các dân tộc bản địa như: Ê Đê, M'Nông, Bahnar, Jrai.
Có những người con đại ngàn Tây Nguyên hằng ngày nỗ lực vươn lên để trở thành tấm gương sáng về khát vọng làm giàu; đau đáu tình yêu với văn hóa bản địa… Mỗi người một mơ ước, nhưng tựu chung lại, họ đã và đang làm đẹp thêm cuộc đời này, tô đẹp thêm nét văn hóa của người Ê Đê.
(GLO)- Nằm trong khuôn khổ của Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, sáng ngày 1-12, tại nhà rông Công viên Diên Hồng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, cộng đồng dân tộc Ê Đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã tái hiện Lễ cúng cây nêu cầu an. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và người Ê Đê tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Đá Bia - không chỉ là ngọn núi cao nhất trong khối Đại Lãnh (706m) quanh năm mây phủ trắng mờ từ một làng chài cũ mèm và hoang sơ. Ngọn núi ấy, theo như cách gọi của người Chăm còn lưu trong bia ký, là Đại sơn thần Linga - một khối Linga khổng lồ giữa lưng chừng trời. Người Việt gọi là núi Đá Bia bởi nó liên quan đến một bài bia ký chủ quyền của vua Lê trong truyền thuyết. Còn với người Pháp, đó là một “Ngón tay của Chúa“!
Với nhiều người, ngay cả lớp trẻ, ngoại ngữ là môn học “khó nhằn“ nhưng ông Y Bớt Ktle (72 tuổi, huyện Ea Kar, Đak Lak) vẫn cho đó là niềm vui tuổi già. Ông là người nói tiếng Anh, Pháp lưu loát nhất buôn Sứk, xã Ea Đar.