'Đường đẹp nhất Tây Nguyên' thành... sân phơi nông sản

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, tuyến đường NT18 và N5 đi qua huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum gần đây đã trở thành... sân phơi nông sản.

Đường vắng, người dân tận dụng nơi đây thành sân phơi nông sản
Đường vắng, người dân tận dụng nơi đây thành sân phơi nông sản


Tuyến đường này nối từ khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y với đường Hồ Chí Minh, có chiều dài 19km với kinh phí xây dựng hơn 700 tỉ đồng.

Nhiều đoạn, tuyến đường có thiết kế với kết cấu 6-8 làn xe chạy, có cây xanh, vỉa hè, bồn hoa nên được mệnh danh "con đường đẹp nhất Tây Nguyên".

Tuy nhiên mấy năm gần đây, nơi này không có phương tiện lưu thông nên nhà nông dân tận dụng làm "sân" phơi.

Anh Hồ Tý, một người phơi thuê nông sản ở xã Bờ Y, cho biết do đường rộng, lại bằng phẳng nhưng ít có phương tiện qua lại nên bà con ở đây thường tận dụng để phơi khoai mì và lông cu li.

"Đường vắng, thậm chí cả ngày không có một xe 4 bánh chạy nên không làm sân phơi cũng bỏ không. Có đợt bà còn ra đây vẽ vòng cua số 8 để tập lái xe máy" - anh Tý cho biết.

Theo Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, tuyến đường được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi với kỳ vọng sẽ trở thành huyết mạch giao thông nối khu vực ngã 3 biên giới Việt - Lào - Campuchia. Tuy nhiên, do đầu tư sớm nhưng sự phát triển của khu vực chưa đồng bộ nên giao thông còn thưa thớt.

Đại diện đơn vị này cho hay, trong quy hoạch ban đầu tuyến đường này ngoài huyết mạch giao thông còn là điểm nhấn cho một khu đô thị dự kiến xây dựng trong khu vực.


 

Rất hiếm khi có xe chạy trên tuyến đường mệnh danh
Rất hiếm khi có xe chạy trên tuyến đường mệnh danh "đẹp nhất Tây Nguyên"
Cả một đoạn đường dài hàng cây số thành sân phơi của nhà nông
Cả một đoạn đường dài hàng cây số thành sân phơi của nhà nông
 Người dân phơi cây lông cu li trên đường
Người dân phơi cây lông cu li trên đường
 Hai làn đường được người dân tận dụng
Hai làn đường được người dân tận dụng
Tuyến đường
Tuyến đường "đẹp nhất Tây Nguyên" bị tận dụng cả ở cua đường cong rất nguy hiểm
 Một cơ sở sơ chế nông sản bên đường
Một cơ sở sơ chế nông sản bên đường
 Cửa khẩu quốc tế Bờ Y đìu hiu, tuyến đường N5 cũng vắng hẳn xe lưu thông qua
Cửa khẩu quốc tế Bờ Y đìu hiu, tuyến đường N5 cũng vắng hẳn xe lưu thông qua


Trường Trung (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.