Dừng khai ấn đền Trần và hãy dừng các lễ hội khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nam Định sẽ không tổ chức phần lễ và phần hội tại đền Trần vào đêm 14 tháng Giêng như mọi năm. Chỉ có một vài bô lão tổ chức nghi lễ để dâng hương tưởng nhớ các Vua Trần và sẽ không tiếp khách tới xin ấn vào ngày 14 tháng Giêng.

 

Nam Định sẽ không tổ chức phần lễ và phần hội tại đền Trần vào đêm 14 tháng Giêng như mọi năm.
Nam Định sẽ không tổ chức phần lễ và phần hội tại đền Trần vào đêm 14 tháng Giêng như mọi năm.


Đây là một quyết định rất đúng của chính quyền tỉnh Nam Định. Trong tình hình dịch COVID-19 đang “lăm le” quay lại tấn công chúng ta hiện nay, mọi hành động cảnh giác đều không thừa.

Ai cũng biết lễ Khai ấn đền Trần (Nam Định) là một trong những lễ hội xuân lớn nhất cả nước được tổ chức vào đêm 14, rạng sáng ngày 15 tháng Giêng hằng năm. Người dân khắp nơi đổ về, và chúng ta từng chứng kiến biển người chen lấn, giẫm đạp, xông vào đền để lấy ấn, có thể nói là “cướp ấn”. Nếu tổ chức lễ Khai ấn như mọi năm thì chắc chắn sẽ đông người tham gia, nếu như có người dương tính với SARS-CoV-2 thì vỡ trận là cái chắc.

Và không chỉ với lễ Khai ấn đền Trần, còn nhiều lễ hội khác thu hút đông người tham gia như hội gò Đống Đa, hội chùa Hương, hội Cổ Loa, hội Lim, hội đền Hùng... cũng nên xem xét tạm dừng tổ chức trong năm nay. Tạm dừng một mùa vui chơi, nhưng để ngăn chặn dịch bệnh, yên ổn cho cả năm, cho nhiều năm để làm ăn, thì cũng nên lựa chọn.

Có một thực tế chúng ta phải đối mặt, đó là rất nhiều người nhập cảnh vào Việt Nam trái phép. Họ đến từ nhiều nước, từ nhiều ngõ ngách trên đường bộ, đường sông và đường biển. Các lực lượng chức năng đã bắt giữ được một số trường hợp, nhưng không thể biết được có bao nhiêu trường hợp đã lọt qua biên giới. Cũng không thể biết được có bao nhiêu người trong số đó dương tính với SARS-CoV-2.

Và thử hình dung, những người có mặt trong các lễ hội chen chúc cả vạn người. Lúc đó biết lần đâu ra F0 và các loại F, chúng ta sẽ mất kiểm soát về truy vết dịch tễ, công sức phòng dịch năm 2020 coi như đổ sông bể.

Nếu muốn giữ một hoạt động văn hóa dân gian, trong đó có yếu tố tâm linh, tín ngưỡng thì giảm quy mô, thay đổi hình thức. Ví dụ như không tổ chức lễ Khai ấn nhưng có vài bô lão thực hiện nghi lễ để dâng hương tưởng nhớ các vua Trần. Các địa phương nên tham khảo, vẫn giữ được nghi lễ truyền thống, phong tục tập quán, và vẫn đảm bảo các quy định về phòng chống dịch.

Chúng ta đã kiểm soát được dịch COVID-19, nhưng không thể chủ quan. Hãy đồng lòng như từng đồng lòng, hãy quyết tâm như từng quyết tâm, hãy cảnh giác như từng cảnh giác trong phòng chống dịch COVID-19.

“Mục tiêu kép” không chỉ đặt ra cho năm 2020, mà tiếp tục cho năm 2021. Muốn đạt được mục tiêu dài hơi thì phải hy sinh những chuyện vui chơi tạm thời.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/dung-khai-an-den-tran-va-hay-dung-cac-le-hoi-khac-874785.ldo
 

Theo Lê Thanh Phong  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
Ché quý của người Jrai

Ché quý của người Jrai

(GLO)- Người Jrai ở Krông Pa (tỉnh Gia Lai) còn lưu giữ nhiều loại ché (ghè) rất giá trị. Bước vào một ngôi nhà dài, quan sát vị trí, số lượng các loại ché, chúng ta có thể đánh giá mức độ giàu có của chủ nhân.
Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

Người dành trọn tình yêu với văn hóa Jrai

(GLO)- Bằng tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, ông Ak (80 tuổi, làng Chuét 2, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku) đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn văn hóa cồng chiêng, đan lát và chế tác nhạc cụ dân tộc với mong muốn lưu giữ cho thế hệ mai sau.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.