Du xuân phố sách, gìn giữ những di sản kí ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi mùa xuân vẫn vương tơ, sắc xuân vẫn gọi mời, hàng nghìn bạn trẻ và các gia đình đã chọn du xuân phố sách, dự hội “Xứ Đoài đón Xuân” cùng giao lưu với các nhà sử học, khơi dậy và gìn giữ những di sản kí ức.
Không gian check-in của Xứ Đoài đón Xuân hút đủ mọi độ tuổi từ trẻ tới già
Không gian check-in của Xứ Đoài đón Xuân hút đủ mọi độ tuổi từ trẻ tới già
Bước bước chân đầu tiên vào phố sách, cảnh làng quê yên bình hiện ra với thấp thoáng mái lá, cành lê trắng điểm một vài bông hoa và lập lòe sắc đỏ của hoa gạo đầu làng. Cả không gian Xứ Đoài đón Xuân tuyệt đẹp đập ngay vào mắt vừa thanh thanh màu thời gian vừa rừng rực hơi thở của cuộc sống hiện đại.
Sắc xuân quê hồn hậu giữa không gian văn hóa, tri thức giữa lòng Thủ đô đủ sức quyến rũ các cặp đôi đến chụp ảnh cưới, lôi kéo giới trẻ, các gia đình đến lưu giữ khoảnh khắc xuân và khiến tuổi cao niên như trẻ lại.
Trong khi bạn trẻ tíu tít nhận sách miễn phí, nghe các diễn giả nói chuyện, hỏi chữ ông đồ, xem vẽ thư pháp… thì có những người ông, người bà dẫn cháu đi xem bu gà, quang gánh… để dạy cháu về những vật dụng của một thời bởi ‘thế hệ chúng nó dễ quên lắm”.
Tìm hiểu văn hóa truyền thống trong gian hàng Ông Đồ và Thư pháp
Tìm hiểu văn hóa truyền thống trong gian hàng Ông Đồ và Thư pháp
Tâm điểm của sự kiện là chương trình Xứ Đoài đón Xuân với những chia sẻ tâm huyết của nhà sử học Dương Trung Quốc về việc gìn giữ những di sản kí ức.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng: Trên thế giới, nhiều quốc gia rất trân trọng những di cảo bởi những trải nghiệm của đời trước luôn giúp ích cho thế hệ sau.
“Ai cũng có tuổi trẻ, rồi ai cũng phải về già. Và có lẽ khi chúng ta về cuối cuộc đời, một trong những công việc muốn làm là tri ân với quá khứ. Theo tôi, cách tri ân ý nghĩa là trao truyền lại những giá trị, trải nghiệm, lòng trân trọng của mình đối với quê hương, rộng lớn hơn là với tổ quốc với thời đại. Đó là thông điệp tôi muốn truyền tải khi nhắc tới cuốn tiểu thuyết đầu tay của một tác giả còn xa lạ với văn đàn (Xứ Đoài Mây Trắng của tác giả Nguyễn Sơn Đỗng - PV)”, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ.
 Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ về những di sản kí ức và cuốn tiểu thuyết Xứ Đoài Mây Trắng
Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ về những di sản kí ức và cuốn tiểu thuyết Xứ Đoài Mây Trắng
Theo ông, giá trị của Xứ Đoài Mây Trắng là sự chuyển trao những kí ức từ thế hệ này sang thế hệ khác, về những thời kì lịch sử mà nhiều thế hệ không được trải qua. Và dù Xứ Đoài Mây Trắng chỉ dừng ở tập 1 và chắc chắn không có tập 2 nhưng chính những người thân của tác giả, những người con của Xứ Đoài sẽ là những người viết tiếp cuốn sách vì lịch sử là một dòng chảy liên tục và sự kế thừa là động lực phát triển đất nước.
Trong khi đó GS sử học Lê Văn Lan cùng hoa hậu truyền thông Phùng Ngọc Bảo Vân thì đem đến những câu chuyện thú vị trong tọa đàm “Tuổi trẻ xưa và nay”. GS Lê Văn Lan dẫn ra câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, những người phụ nữ ghi danh mình vào sử sách ở độ tuổi mười tám đôi mươi và liên hệ ngay với những người ngồi cùng sân khấu, đem đến những góc nhìn đa chiều về giá trị cũng như vẻ đẹp của tuổi thanh xuân xưa và nay. Ông cũng kể lại trải nghiệm tuổi đôi mươi khi ông quyết tìm hiểu Hai Bà Trưng quê ở đâu. Và câu hỏi đó đã dẫn ông đến vùng Cam Lâm thuộc miền Xứ Đoài Mây Trắng với những câu chuyện ẩn sâu dưới lớp bụi thời gian hàng ngàn năm mà không sử sách nào ghi lại.
Trong khi đó danh hài Xuân Bắc khiến sân khấu Xứ Đoài đón Xuân nổ tung với những màn tung hứng, câu hỏi giao lưu thú vị. Ngoài Xuân Bắc, chương trình Xứ Đoài đón Xuân còn có sự tham gia của danh hài Chí Trung, Quang Thắng.
Theo thông tin từ ban tổ chức, Ngày hội ‘Xứ Đoài đón Xuân’ sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 3/3-5/3/2018 với nhiều hoạt động hấp dẫn tại Phố sách Hà Nội , Phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, TP Hà Nội.
Chụp ảnh lưu niệm cùng vợ nhà văn Nguyễn Sơn Đỗng trong ngày hội Xứ đoài đón xuân
Chụp ảnh lưu niệm cùng vợ nhà văn Nguyễn Sơn Đỗng trong ngày hội Xứ đoài đón xuân
Đại diện ban tổ chức cho biết: “Hội sách “Xứ Đoài đón Xuân” mong muốn mang tới cho nhân dân thủ đô và các bạn trẻ, học sinh, sinh viên trải nghiệm một không gian sách trong ngày hội đọc sách Xuân, đưa độc giả xích gần nhau hơn trong niềm đam mê với sách. Bên cạnh đó, những người yêu sách được cùng nhau hoài niệm về một vùng quê xứ Đoài với non nước hữu tình, tình quê chân chất, cùng một tình yêu quê hương đất nước dạt dào của người dân thôn quê được phản ảnh trong tiểu thuyết "Xứ Đoài Mây Trắng" của tác giả Nguyễn Sơn Đỗng. Từ đó góp phần gìn giữ những di sản kí ức, tạo ra sức lan tỏa lớn nhất về thông điệp tình yêu quê hương đất nước”.
N.T (Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

Thơ Lê Vi Thủy: Mẹ

(GLO)- Đằng sau những người chiến sĩ cống hiến máu xương cho Tổ quốc là sự hy sinh lặng lẽ của những người mẹ. Họ lặng thầm tiễn lần lượt chồng, con lên đường để rồi mòn mỏi chờ đợi, nỗi đau dằng dặc đổi lấy niềm vui chung của quê hương, đất nước...

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

Nhà báo-nhà văn Nguyễn Hoàng Thu: Cả đời gắn bó với Tây Nguyên

(GLO)- Tôi bước vào nghề báo thì gặp anh Nguyễn Hoàng Thu. Bấy giờ, anh cũng mới vào Báo Thanh Niên, thường trú ở Tây Nguyên. Lúc này, anh còn độc thân, sống ở Buôn Ma Thuột. Anh hơn tôi đến chục tuổi, thường đội chiếc mũ beret màu đen trông rất lãng tử, nhưng tính tình khá trẻ trung và cá tính.

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

Gương mặt thơ: Phạm Thùy Vinh

(GLO)- Thường thì người Nghệ hay đi làm ăn xa và họ thành đạt ở đấy. Văn nghệ sĩ lại càng thế. Là tôi nhận ra điều này từ những người bạn văn của mình, tất nhiên, vẫn có ngoại lệ hoặc có thể tôi sai.
Ban tế lễ thực hiện nghi thức cúng. Ảnh: Vũ Chi

Người dân Phú Thiện Giỗ Tổ Hùng Vương

(GLO)- Tối 18-4 (nhằm mùng 10-3 âm lịch), người dân tổ dân phố 8 (thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) tập trung đông đủ về nhà văn hóa của tổ để tổ chức lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương, tưởng nhớ Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.