Đột phá trồng măng tây xanh, 8X thu tiền triệu mỗi ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng măng tây xanh, anh Nguyễn Ri Bo (42 tuổi), ngụ xã Đông Hiệp, H.Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng mỗi ngày.
Anh Bo sinh ra trong gia đình thuần nông, gắn bó với ruộng đồng trong thời gian dài nhưng cuộc sống vẫn khó khăn. Do đó, anh phải làm nhiều nghề để kiếm thêm thu nhập. Đầu năm 2018, tình cờ biết măng tây xanh được mệnh danh là “rau hoàng đế”, có giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường rất lớn nên anh Bo bắt đầu tìm hiểu.
 
Trang trại trồng măng tây xanh rộng 1,5 ha của gia đình anh Bo (phải). Ảnh: Duy Tân
Trang trại trồng măng tây xanh rộng 1,5 ha của gia đình anh Bo (phải). Ảnh: Duy Tân
Qua một thời gian tìm tòi cách trồng và học hỏi kinh nghiệm của các nhà vườn, anh quyết định gom hết vốn 70 triệu đồng ra tận Ninh Thuận mua 2 kg giống về quê trồng thử nghiệm. Mạnh dạn cải tạo đất lúa trồng kém hiệu quả, anh lên liếp trồng măng tây. Khi đó, ai cũng cho rằng anh "dại", vì tự dưng đi phá bỏ lúa để trồng loại cây ít ai biết đến.
Lần đầu trồng thử nghiệm, anh Bo gặp thất bại vì đất phù sa không phù hợp với loại cây này. Đứt vốn, anh đành bỏ ruộng hoang gần 2 năm và vay ngân hàng 600 triệu đồng để cải tạo đất, đầu tư hệ thống tưới tiêu nhỏ giọt, tiếp tục đeo bám mô hình canh tác măng tây xanh.
 
Anh Bo thu hoạch măng tây xanh, một loại được mệnh danh “rau hoàng đế” với dinh dưỡng cao. Ảnh: Duy Tân
Anh Bo thu hoạch măng tây xanh, một loại được mệnh danh “rau hoàng đế” với dinh dưỡng cao. Ảnh: Duy Tân
Đến năm 2020, anh xuống giống măng tây xanh và sau 8 tháng gieo trồng thì bắt đầu cho thu hoạch. Cứ sau mỗi đợt thu hoạch, anh lại tạm dừng canh tác thời gian ngắn để tiến hành bón phân, cung cấp dinh dưỡng cho cây nhằm tăng năng suất cho những vụ sau.
Anh Bo cho biết, đất trồng măng tây tốt nhất là đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu chất hữu cơ… Để thoát nước tốt phải lên liếp, trồng mỗi cây cách nhau 60 cm.
 
Sản phẩm của anh đạt tiêu chuẩn của VietGap nên đầu ra khá thuận lợi. Ảnh: Duy Tân
Sản phẩm của anh đạt tiêu chuẩn của VietGap nên đầu ra khá thuận lợi. Ảnh: Duy Tân
Đặc biệt, loại cây này xuống giống 1 lần nhưng có thể thu hoạch liên tục trong 10 năm. Chu kỳ thu hoạch khoảng 2 tháng, sau thời gian tái tạo, thay cây già và chăm sóc khoảng 20 ngày lại có thể tiếp tục thu hoạch. Trong giai đoạn thu hoạch thì ngày nào cũng có măng để bán.
Hiện anh Bo sở hữu trang trại trồng măng tây rộng 1,5 ha, sản phẩm đạt tiêu chuẩn của VietGap nên được khách hàng ưa chuộng. Mỗi ngày, trang trại thu hoạch gần 50 kg măng tây, giá bán từ 60.000 - 100.000 đồng/kg (tùy loại), thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/ngày. Ngoài ra, anh Bo còn sản xuất cây giống và làm trà từ măng tây bán với giá 500.000 đồng/kg.
 
Mỗi ngày, anh Bo thu hoạch được gần 50 kg măng tây xanh. Ảnh: Duy Tân
Mỗi ngày, anh Bo thu hoạch được gần 50 kg măng tây xanh. Ảnh: Duy Tân
Với trang trại của mình, anh Bo hỗ trợ, tạo việc làm cho 4 lao động nhàn rỗi tại địa phương mức lương từ 5 - 6 triệu đồng/tháng. Anh hy vọng sắp tới sẽ mở rộng thị trường, đưa sản phẩm măng tây xanh bán rộng khắp các tỉnh, thành miền Tây để có thể hỗ trợ, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Theo Duy Tân (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.