Dịch COVID-19 sáng 28-3: Ông Trump phê chuẩn gói cứu trợ 2.000 tỉ USD, Mỹ hơn 100.000 ca bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký phê chuẩn dự luật gói cứu trợ kỷ lục 2.000 tỉ USD trong bối cảnh số ca bệnh COVID-19 ở Mỹ tiếp tục tăng vọt, vượt mốc 100.000 ca.

 

 Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trì cuộc họp báo về dịch bệnh COVID-19 tại Nhà Trắng ở Washington, Mỹ ngày 27-3 - Ảnh: REUTERS
Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trì cuộc họp báo về dịch bệnh COVID-19 tại Nhà Trắng ở Washington, Mỹ ngày 27-3 - Ảnh: REUTERS



Theo hãng tin AFP, ngày 27-3, ông Trump đã ký phê chuẩn dự luật gói cứu trợ 2.000 tỉ USD nhằm vực dậy nền kinh tế Mỹ đang lao đao vì virus corona chủng mới.

Ngày 27-3, nước Mỹ cũng chứng kiến một ngày tăng kỷ lục số ca bệnh mới với 18.000 ca, đưa tổng số ca bệnh COVID-19 của nước này vượt qua mốc 100.000, trong khi số người chết toàn quốc vượt qua con số 1.475.

Như vậy gói cứu trợ 2.000 tỉ USD chính thức được phê chuẩn đã chấm dứt tuần tranh luận nảy lửa tại Đồi Capitol và kích hoạt việc phân bổ hàng triệu tấm séc cứu trợ có giá trị lên tới 3.400 USD cho một gia đình trung bình ở Mỹ có 4 thành viên.

"Tôi muốn cảm ơn đảng Dân chủ và Cộng hòa vì đã đoàn kết và đặt nước Mỹ lên trên hết... Điều này sẽ mang sự cứu trợ đang rất cần thiết tới cho các gia đình, các công nhân và doanh nghiệp của chúng ta", ông Trump nói.

Ông Trump cũng tuyên bố trong vòng 100 ngày tới đây nước Mỹ sẽ có thêm 100.000 máy thở. Ông cũng nói sẽ ngồi lại với những quan chức chống dịch chuyên trách để bàn việc mở lại một số phần trong nước.

Luật cứu trợ sẽ bơm thêm 100 tỉ USD cho các bệnh viện và cơ sở y tế đang rất cần trang thiết bị y tế như thiết bị bảo hộ cá nhân và giường chăm sóc tích cực. Nó cũng tạo ra nguồn vốn vay ưu đãi 500 tỉ USD cho các công ty lớn như các hãng bay và cung cấp khoản hỗ trợ 377 tỉ USD cho các doanh nghiệp nhỏ.

Ngoài ra luật cũng mở rộng những chính sách trợ cấp, hỗ trợ thất nghiệp cho 3,3 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp thời gian qua.


 

Một phụ nữ đeo khẩu trang nhảy dây tập thể dục tại công viên Hudson River ở thành phố New York, Mỹ ngày 27-3 - Ảnh: REUTERS
Một phụ nữ đeo khẩu trang nhảy dây tập thể dục tại công viên Hudson River ở thành phố New York, Mỹ ngày 27-3 - Ảnh: REUTERS



Bang New York căng thẳng nhất

Tới ngày 27-3, bang tâm dịch này của Mỹ đã ghi nhận 44.635 ca nhiễm. Số người chết ở đây tính tới cuối ngày là 519, tăng đáng kể so với 385 của ngày trước đó.

Dù vậy Thống đốc bang New York, ông Andrew Cuomo, bày tỏ lạc quan khi tỉ lệ nhập viện của người bệnh COVID-19 đã chậm lại.

Ông Cumo công bố thành lập nhiều bệnh viện tạm thời tại các cơ sở lớn tại mỗi khu của thành phố New York.


 

Các nhân viên y tế đang điều trị cho một bệnh nhân COVID-19 trong phòng hồi sức tích cực của bệnh viện San Raffaele ở Milan, Ý ngày 27-3 - Ảnh: REUTERS
Các nhân viên y tế đang điều trị cho một bệnh nhân COVID-19 trong phòng hồi sức tích cực của bệnh viện San Raffaele ở Milan, Ý ngày 27-3 - Ảnh: REUTERS



Ý có gần 1.000 người chết trong 24 giờ, châu Âu hơn 300.000 ca bệnh

Ngày 27-3 quốc gia tâm dịch của châu Âu lại ghi nhận một kỷ lục đáng sợ khác với 969 người chết trong 24 giờ. Đây cũng là số người chết theo ngày cao hơn mọi quốc gia khác trên thế giới kể từ khi đại dịch bùng lên.

Tây Ban Nha ngày 27-3 cũng ghi nhận số người chết kỷ lục theo ngày tại nước này với 769 trường hợp tử vong. Pháp có 299 người chết cùng ngày. Theo AFP, toàn thế giới đã có hơn 26.000 người chết vì virus corona.

Tín hiệu tích cực hiện nay là cả Ý và Tây Ban Nha đều có vẻ như đang ghi nhận tốc độ lây nhiễm mới chậm lại.

Châu Mỹ Latin gần 10.500 ca bệnh

Mặc dù ca bệnh COVID-19 đầu tiên được ghi nhận tại khu vực này chỉ là ngày 26-2 tại Brazil, nhưng tới ngày 27-3, châu Mỹ Latin đã có gần 10.500 ca bệnh theo thống kê của hãng tin AFP dựa trên những số liệu công bố chính thức của các chính phủ và của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Brazil đang là tâm dịch của khu vực này với gần 3.000 ca nhiễm và 77 người chết. Toàn khu vực có 182 ca tử vong.

Trong động thái mới nhất, theo hãng tin Reuters, Bộ Tư pháp Brazil công bố nước này sẽ cấm mọi người nước ngoài không phải cư dân Brazil nhập cảnh bằng đường không từ 30-3 và quyết định có hiệu lực trong 30 ngày để phòng dịch bệnh.

Nước bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai trong khu vực sau Brazil là Chile với hơn 1.600 ca bệnh và Ecuador với hơn 1.400 ca. Tuy nhiên trong khi Chile chỉ có 5 người chết thì Ecuador đã có tới 34 người.

 

Theo D. KIM THOA (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nha Khoa Quốc Tế Việt Pháp: Nơi Đem Lại Nụ Cười Rạng Rỡ, Địa Chỉ Nha Khoa Uy Tín Cho Mọi Gia Đình

Nha khoa Quốc tế Việt Pháp: Nơi đem lại nụ cười rạng rỡ, địa chỉ Nha khoa uy tín cho mọi gia đình

(GLO)-Với tôn chỉ mang đến nụ cười tự tin và sức khỏe răng miệng bền vững cho khách hàng, Nha khoa Quốc tế Việt Pháp (133 Nguyễn Tất Thành, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.