ĐH Bách khoa dự báo điểm chuẩn: Nhóm ngành cao nhất không dưới 28 điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo dự báo điểm chuẩn mà ĐH Bách khoa Hà Nội vừa công bố, nhóm ngành hấp dẫn nhất sẽ có mức điểm chuẩn không dưới 28, nhóm ngành thấp nhất quãng điểm như mọi năm, khoảng trên 20 điểm.

Căn cứ vào các phổ điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 và kỳ thi đánh giá tư duy TSA, cũng như căn cứ vào xu hướng đăng ký nguyện vọng của thí sinh, Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp của ĐH Bách khoa Hà Nội đã dựng lên một phác thảo dự báo điểm chuẩn cho 64 chương trình đào tạo của ĐH Bách khoa Hà Nội.

Theo đó, với phương thức dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT 2024, nhóm ngành hấp dẫn nhất sẽ có mức điểm chuẩn không dưới 28, nhóm ngành thấp nhất quãng điểm như mọi năm, khoảng trên 20 điểm.

Nhóm ngành được dự báo sẽ có điểm chuẩn dự báo cao nhất thuộc về lĩnh vực công nghệ thông tin với ngành: khoa học máy tính (IT1), kỹ thuật máy tính (IT2), khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (IT-E10). Từ nhiều năm gần đây, điểm chuẩn dự báo của nhóm ngành này luôn nằm trong top cao nhất của ĐH Bách khoa Hà Nội.

Nhóm ngành được dự báo điểm chuẩn thấp nhất nằm trong khoảng 20 - 22,75 điểm, là các ngành kỹ thuật môi trường (EV1), quản lý tài nguyên và môi trường (EV2), CTTT khoa học và kỹ thuật vật liệu (MS-E3), công nghệ dệt may (TX1). Mức dự báo năm 2024 của các ngành này có sự tăng nhẹ so với mức dự báo năm 2023 là 0,75 điểm.

Dự báo điểm chuẩn cả 2 phương thức dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 và điểm thi đánh giá tư duy của 64 chương trình đào tạo như sau:

ĐH Bách khoa Hà Nội cũng đặt ra ngưỡng điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển một mức chung với tất cả các chương trình đào tạo là 20.

Được biết, năm 2024, ĐH Bách khoa Hà Nội tuyển 9.260 chỉ tiêu bằng 3 phương thức, gồm: xét tuyển tài năng (khoảng 20%); xét tuyển dựa theo kết quả bài thi đánh giá tư duy (khoảng 30%); xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 (khoảng 50%).

Có thể bạn quan tâm

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Việc Bộ GD-ĐT dự kiến tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp THPT bằng kết quả học bạ 3 năm THPT gây bất ngờ với dư luận xã hội, nhưng những người "trong cuộc" đã lờ mờ nhận ra kỳ thi này có thể không còn một mục tiêu duy nhất như tên gọi của nó.
Khóc - cười, đỗ - trượt

Khóc - cười, đỗ - trượt

Gần 1.600 học sinh dự thi lớp 10 năm học 2024-2025 của tỉnh Thái Bình bị sai điểm vì một lỗi hết sức ngớ ngẩn là Hội đồng chấm thi Sở GD&ĐT Thái Bình thực hiện sai quy trình hồi phách bài thi tự luận.
Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học năm 2025 là hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo đúng quy định; hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 bảo đảm chất lượng và công bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông.
Công bằng từ phương thức xét tuyển

Công bằng từ phương thức xét tuyển

Kỳ tuyển sinh đại học năm 2024 dần kết thúc khi các trường chuẩn bị công bố điểm chuẩn, dự kiến trễ nhất ngày 19.8. Thí sinh đã trải qua một hành trình dài 'cân não', đôi khi hết sức căng thẳng không phải vì chuyện học tập, thi cử mà để "giải mã" về các… phương thức xét tuyển.
Ưu tiên hàng đầu

Ưu tiên hàng đầu

Theo số liệu chính thức từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học qua cả nước có gần 2 triệu học sinh các cấp (tăng 499.960 em). Tỉ lệ học sinh/lớp ở cấp tiểu học là 32,1, THCS là 37,71 và THPT là 40,27.