Đề xuất bỏ giấy xác nhận độc thân: Mong không còn nhiêu khê đăng ký kết hôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bạn trẻ hoan nghênh với đề xuất và mong muốn các cơ quan chức năng sẽ sớm bãi bỏ quy định xin giấy xác nhận độc thân ở nơi cư trú để đơn giản hóa, không còn nhiêu khê với thủ tục khi đăng ký kết hôn.

Theo thông tin đăng tải trên Báo Thanh Niên vào ngày 4.7, Bộ Tư pháp đề xuất bãi bỏ quy định về việc nộp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Thay vào đó, cơ quan làm thủ tục đăng ký kết hôn sẽ thực hiện tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của các bên yêu cầu đăng ký kết hôn từ cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nhiều bạn trẻ đã bày tỏ quan điểm ủng hộ với đề xuất trên. Bởi vì từng trải qua những câu chuyện bi hài khi làm thủ tục kết hôn.

Nhiều người ủng hộ bãi bỏ quy định xin giấy xác nhận độc thân

Nhiều người ủng hộ bãi bỏ quy định xin giấy xác nhận độc thân

Mai Xuân Triết (26 tuổi), đang làm việc ở 81 Hồ Văn Huê, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, chia sẻ năm vừa rồi, anh và bạn gái quyết định tiến tới hôn nhân nên đi đến UBND phường làm thủ tục đăng ký kết hôn. Nhưng việc này không suôn sẻ.

“1 cán bộ tư pháp ở phường yêu cầu mình phải về quê gốc ở tỉnh Tiền Giang để xin giấy chứng nhận độc thân rồi quay về đây mới tiến hành làm các bước tiếp theo. Còn vợ mình phải đi về quê ở Quảng Ngãi để xin giấy này. Cả 2 tốn rất nhiều thời gian cho việc giấy tờ”, Triết chia sẻ.

Từng trải qua những vất vả khi làm thủ tục kết hôn nên Xuân Triết rất ủng hộ về đề xuất bỏ quy trình nộp giấy xác nhận độc thân. Việc này sẽ tạo thuận lợi cho các cặp đôi, giảm chi phí đi lại.

Cũng rơi vào câu chuyện “dở khóc, dở cười” như Xuân Triết, Lê Thị Hồng Tâm (23 tuổi), ngụ tại chung cư Green River (Q.8, TP.HCM), cho biết cô đi làm xa nhà, không thường xuyên về quê ở tỉnh Tiền Giang. Cách đây 2 năm, Tâm về quê làm thủ tục kết hôn. Tâm đến UBND xã xin giấy chứng nhận độc thân thì gặp phải tình huống trớ trêu từ cán bộ tư pháp.

“Họ yêu cầu phải đi gặp trưởng ấp để xác nhận tình trạng độc thân rồi mới quay lại xã. Lý do cán bộ ở xã đưa ra: “Nhìn lạ lẫm quá, ở đây chưa gặp bao giờ, biết là ai đâu mà chứng nhận?”. Ông trưởng ấp ghi giấy là “Lê Thị Hồng Tâm chưa lập gia đình lần nào”. Rồi mang giấy này nộp cho ở xã. Sau nhiều lần hối thúc, mình mới nhận được giấy chứng nhận độc thân”, Tâm kể và nói rằng trong tương lai đơn giản hóa thủ tục kết hôn sẽ là điều rất phấn khởi cho các cặp đôi.

Một số cặp đôi mong muốn việc đăng ký kết hôn suôn sẻ hơn
Một số cặp đôi mong muốn việc đăng ký kết hôn suôn sẻ hơn

Anh Nguyễn Hồng Tân (25 tuổi), ngụ 81 Hồ Văn Huê, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, cho biết anh và bạn gái đang tìm hiểu quy trình đi làm thủ tục đăng ký kết hôn. Thế nhưng chỉ mới bắt đầu vào việc lấy giấy xác nhận tình trạng hôn nhân anh đã muốn bỏ cuộc vì phải đi đến 3 địa phương nơi đã từng cư trú để xin xác nhận còn độc thân, còn vợ anh cũng đi 2 địa phương. Anh cũng không biết những nơi mình đã từng sống có xác nhận cho cả hai hay không.

“Tôi mong rằng các cơ quan chức năng cần sớm ban hành quy định bãi bỏ xin giấy xác nhận độc thân ở nơi từng cư trú để tạo điều kiện thuận tiện cho người dân cũng như vợ chồng tôi. Đồng thời, người dân có thể đăng ký kết hôn ở bất cứ nơi nào khi cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoàn thiện”, Hồng Tân chia sẻ.

Theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký kết hôn, 2 bên nam, nữ cần chuẩn bị các giấy tờ sau: Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp. Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, các cặp đôi là công dân Việt Nam, đăng ký kết hôn tại Việt Nam cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của 1 trong 2 bên để đăng ký kết hôn.

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh mồ côi mong được giúp đỡ để viết tiếp giấc mơ đại học

Nữ sinh mồ côi mong được giúp đỡ để viết tiếp giấc mơ đại học

(GLO)- Mẹ mất, bố bỏ xứ đi để lại 3 chị em Nguyễn Thị Yến (18 tuổi, tổ dân phố 1, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) bơ vơ phải nương nhờ nhà anh chị họ. Thế nhưng, bằng nghị lực, em đã vượt qua và thi đỗ đại học. Tuy nhiên, giấc mơ giảng đường đại học của em có nguy cơ dừng lại vì thiếu tiền nộp học.

Hội đồng Đội Trung ương phát động chủ đề công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2024-2025

Hội đồng Đội Trung ương phát động chủ đề công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2024-2025

(GLO)- Ngày 5-9, tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Hội đồng Đội Trung ương phát động chủ đề công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2024-2025; triển khai các hoạt động thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ký ức khó quên những năm tháng làm chuyên gia ở Campuchia

Ký ức khó quên những năm tháng làm chuyên gia ở Campuchia

(GLO)- Không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng những ngày gian khổ tham gia đoàn chuyên gia Việt Nam giúp nước bạn Campuchia bảo vệ thành quả cách mạng, củng cố chính quyền, hồi sinh đất nước đã trở thành ký ức khó quên trong tâm khảm ông Nguyễn Đăng Sơn (157 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku).
Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

Cô gái thu tiền triệu nhờ làm bánh kem độc đáo

“Nhiều người hỏi nay làm gì, mình nói ở nhà bán bánh kem online. Ngay lập tức, nhiều người quen và bạn bè ngạc nhiên: “Học cho đã rồi đi bán bánh”. Họ đâu biết rằng nghề bánh cho mình thu nhập gấp 10 lần thời còn làm ở góc văn phòng”, chị Hoài Thương nói.
Chắp cánh “tài năng nhí”

Chắp cánh “tài năng nhí”

(GLO)- Chung kết tìm kiếm tài năng nhí năm 2024 diễn ra tối 31-8 tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tìm ra những gương mặt có triển vọng trong lĩnh vực nghệ thuật. Khởi đi từ sân chơi này “đánh thức” tài năng bên trong mỗi đứa trẻ, ươm mầm và chắp cánh cho ước mơ của các con được bay xa hơn.