Để người dân Đắk Nông ra đường không còn "sợ"... xe công nông

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Vào mùa thu hoạch càphê, hàng ngàn xe càng  (xe máy kéo) ở tỉnh Đắk Nông thường xuyên lưu thông trên các tuyến đường để vận chuyển nông sản. Xe càng thường không có đèn, như "cục sắt di động"... Thế nên, lực lượng chức năng đang triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho phương tiện này. 

Xe máy cày được người dân tỉnh Đắk Nông sử dụng nhiều trong việc sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Phan Tuấn
Xe máy cày được người dân tỉnh Đắk Nông sử dụng nhiều trong việc sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Phan Tuấn
"Đầu cơ nghiệp" của người nông dân
Xe càng là phương tiện cơ giới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm của xe máy cày rất khoẻ, hợp với địa hình đèo dốc Tây Nguyên, thuận lợi cho việc vận chuyển phân bón, nông sản.
Theo Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Nông, trên địa bàn tỉnh có hàng chục ngàn xe càng đang hoạt động. Trong đó, huyện Đắk Mil là địa bàn có số lượng xe càng lớn nhất tỉnh với hơn 7.000 chiếc.
Việc nhiều xe càng hoạt động trên các tuyến đường đã gây ra nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông vào thời điểm ban đêm. Bởi nhiều xe càng khi lao thông thường không có đèn, không có tín hiệu nhận biết từ xa và được ví như “cục sắt di động” trong đêm.
Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông thường xảy một số vụ tai nạn va chạm giao thông liên quan đến xe càng. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông xảy ra 5 vụ tai nạn và va chạm giao thông liên quan đến xe càng, làm chết 1 người và bị thương 4 người.
Trong đó, các vụ việc tập trung chủ yếu ở huyện Đắk Mil, thường xảy ra vào đêm tối, trên các tuyến đường giao cắt với quốc lộ, tỉnh lộ, có mật độ xe cộ nhiều...

Cảnh sát giao thông Công an huyện Đắk Mil dán decal cho xe máy cày. Ảnh: Phan Tuấn
Cảnh sát giao thông Công an huyện Đắk Mil dán decal cho xe máy cày. Ảnh: Phan Tuấn
Giúp người dân bảo đảm an toàn giao thông
Chia sẻ về vấn đề này, trung tá Nguyễn Cao Cường, Phó Trưởng Công an huyện Đắk Mil cho biết, xe càng được ví như “con trâu”, là đầu cơ nghiệp của người dân huyện Đắk Mil. Hiện nay, xe càng chưa có phương tiện nào thay thế được.
Nhằm giúp người dân địa phương vừa phát triển sản xuất, vừa bảo đảm an toàn giao thông, thì đơn vị đang phối hợp với phòng Cảnh sát giao thông đẩy mạnh tuyên truyền, nhắc nhở người dân nêu cao ý thức khi tham gia giao thông. 
Theo Trung tá Phạm Quốc Lập, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Đắk Nông, những ngày qua, đơn vị đang cùng với công an các huyện, thành phố, chính quyền cơ sở đến tận nhà người dân để tuyên truyền, dán decal phản quang, ký cam kết bảo đảm an toàn giao thông... Việc làm này rất thiết thực, góp phần phòng ngừa, kéo giảm tai nạn giao thông. 
Qua thực tế cho thấy, xe càng khi được lực lượng công an tuyên truyền, dán decal phản quang, lắp đèn chiếu sáng đã giúp người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết từ xa. Do đó, người tham gia giao thông đã chủ động hãm tốc độ khi gặp xe càng, giảm thiểu được các vụ tai nạn và va chạm giao thông. 
Chia sẻ về việc này ông Y Diêu, người dân ở huyện Đắk Mil cho biết: "Được các cán bộ cảnh sát giao thông đến tận nhà tuyên truyền, tôi đã biết rõ hơn các nguyên nhân xe càng thường hay gây ra các vụ tai nạn giao thông. Bản thân tôi đã có thêm kinh nghiệm để tuyên truyền, nhắc nhở người thân, xóm giềng thực hiện tốt việc phòng ngừa tai nạn giao thông khi điều khiển xe càng, nêu cao tinh thần mình vì mọi người”.
PHAN TUẤN (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.