Đề nghị tăng chuyến bay tại Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân và nhà đầu tư, tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, xem xét tăng chuyến bay tại Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột.
Cụ thể, đối với chặng Buôn Ma Thuột – Hà Nội tăng thêm 01 chuyến/ngày (giờ khởi hành sau 18 giờ), hiện nay chặng này áp dụng 02 chuyến/ngày; Buôn Ma Thuột – TP. Hồ Chí Minh tăng thêm 01 chuyến/ngày (khởi hành từ 6 đến 9 giờ), hiện nay áp dụng 3 chuyến/ngày.
 
Đối với chặng Buôn Ma Thuột – Đà Nẵng, tỉnh Đắk Lắk đề nghị tăng thêm 04 chuyến/tuần vào các ngày thứ hai, tư, sáu và chủ nhật, để đảm bảo, mỗi ngày có 01 chuyến bay. Hiện nay chặng này mỗi tuần có 03 chuyến bay vào các ngày thứ ba, năm và thứ bảy.
Được biết, hiện có 03 hãng hàng không nội địa khai thác các đường bay tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là Vietnam Airlines, VietJetAir, Jestar Pacific và chưa có sự hiễn hữu của hãng hàng không quốc tế nào .
 
Đến năm 2020, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột sẽ được nâng cấp để có thể tiếp nhận loại máy bay cỡ lớn, mở đường bay thẳng tới một số nước trong khu vực và quốc tế (Ảnh: VH)
Theo định hướng đã được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020, Cảng hàng không Buôn Ma Thuột sẽ được nâng cấp và xây dựng xong nhà ga số 2 (nhóm B), hiện đại sân bay để có thể tiếp nhận loại máy bay cỡ lớn, mở đường bay thẳng tới một số nước trong khu vực và quốc tế, quy mô hoạt động và công suất khai thác trên 1 triệu hành khách/năm và vận chuyển Khoảng 3.000 - 3.500 tấn hàng/năm.
Giai đoạn 2020 - 2030, xây dựng và hoàn thiện Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thành cảng hàng không quốc tế, có vai trò quan trọng trong mạng lưới giao thông tại tỉnh và khu vực Tây Nguyên, là mắt xích quan trọng tronghệ thốngphòng thủ bảo vệ biên giới các tỉnh Tây Nguyên.
Viên Hữu (DNVN)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.