Đất thiêng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đất là nơi cây trái sinh sôi, là nơi giữ bước chân ta, cho ta nơi trú ngụ và cuộc sống mỗi ngày. Đất còn là quê hương, là đất nước, là quê cha đất tổ. Cũng chỉ là đất thôi nhưng luôn gợi lên một cảm xúc thiêng liêng, một tình yêu bất tận.
Khi còn nhỏ, trong khung trời bé thơ chật hẹp của mình, quê hương là làng, là xã, là mái nhà có mẹ có cha, có anh chị em cùng chung sống. Quê hương là ngôi trường nơi mình hàng ngày đến lớp, có bạn bè, thầy cô với những niềm vui nhỏ bé mỗi ngày. Quê hương là cánh đồng mênh mông trải rộng, nơi đó thơm lừng hương lúa chín và rơm rạ khi mùa về. Quê hương là những đêm trăng sáng cùng bạn bè hàng xóm chơi những trò chơi dân dã, là những ngày nắng chang chang cùng nhau ngụp lặn trên những dòng kênh xanh mát. Quê hương là những ngày đôi chân trần rám nắng chạy trên các gò đồi hái trái trâm ăn tím rịm cả bờ môi.
Qua những bài học lịch sử, ta biết đất nước ta hình chữ S kéo dài từ Mục Nam Quan cho đến Mũi Cà Mau với bao nhiêu là danh lam thắng cảnh cùng những chiến công từ ngàn xưa của ông cha dựng nước và giữ nước. Ta hiểu hơn hai tiếng đồng bào qua truyền thuyết Lạc Long Quân-Âu Cơ. Ta biết, Việt Nam có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống và đều có chung nguồn gốc từ một “Quả bầu tiên”. Ta biết, ông cha ta đã bao lần đánh thắng những đoàn quân xâm lược hung hãn, hùng mạnh hơn gấp nhiều lần. Ta biết, dân ta dù đất chật người đông, cuộc sống kham khổ nhưng vẫn một lòng yêu nước, quyết tâm giữ trọn bờ cõi nước nhà và nền văn hóa dân tộc. “Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây” nhưng chúng ta vẫn giữ cho mình tiếng nói riêng, phong tục tập quán riêng không hòa lẫn.
Tranh minh họa.
Tranh minh họa.
Rồi ta lớn lên, khoảng trời trong mắt mở rộng hơn. Ta được đi đến nhiều vùng đất khác nhau của đất nước, trải nghiệm những món ăn, những phong tục tập quán riêng. Những vùng ta đi qua có thể mênh mông biển xanh, rì rào sóng vỗ hay là những cánh đồng phì nhiêu trải rộng đến chân trời. Có vùng sông nước mênh mông đầy ắp cá tôm vào mùa nước lớn. Có nơi khô khát chờ mưa, nóng rát trong gió Lào cát bỏng. Có cao nguyên xanh bát ngát những đồi chè, đồi cà phê với từng đàn bò, đàn dê ung dung gặm cỏ. Có những thành phố phồn hoa tấp nập và những làng quê heo hút xa xôi. Có con đường thẳng tắp trải rộng giữa đồng bằng hay chênh vênh men theo sườn núi hiểm trở. Dù mỗi nơi có những điều khác biệt nhưng chúng ta biết mình đang trên đất nước Việt Nam với cùng tiếng nói và cùng chung dòng máu Lạc Hồng. Những nơi ta đến đều để lại nhiều kỷ niệm khác nhau, để rồi ta biết đến câu “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” và “bốn biển là nhà”. Ta ý thức rõ hơn về trách nhiệm công dân và nuôi dưỡng cho mình lòng tự hào dân tộc.
Một chiều xuân, theo chân những người lính, tôi đi về nơi biên cương của đất nước với những cảm xúc mới lạ trào dâng. Đi qua những con đường đèo dốc ngoằn ngoèo, những vùng hoang vu không người hoặc dân cư thưa thớt, chỉ có những đồn biên phòng rải rác và những người lính ngày đêm canh giữ biên cương. Tôi đã đến đường biên của Tổ quốc trong cái ráng chiều vàng rực, nhìn qua bên kia là nước bạn Lào. Giây phút ấy thật sự nhiều xúc cảm. Tôi như hiểu rõ hơn ý nghĩa của hai tiếng bờ cõi thiêng liêng. Một nắm đất của quê hương dù là cằn khô sỏi đá mà biết mấy yêu thương.
Ta có thể mơ về một vùng đất xa lạ nào đó đẹp đẽ và hiện đại hơn vùng đất quê hương mình. Trong thời đại toàn cầu hóa này, đó không còn là giấc mơ nữa, mà ta hoàn toàn có thể biến nó thành sự thật. Ta có thể đến Paris để ngắm dòng sông Seine xinh đẹp, chụp một tấm hình ở tháp Eiffel, ngắm sương mù ở London hay dạo chơi ở thung lũng lớn của Mỹ. Thế giới bao nhiêu là kỳ quan tuyệt vời để chúng ta khám phá và chiêm ngưỡng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, dù chúng ta sống ở nơi đâu, dù ta có được bao nhiêu thứ thì cũng đang thiếu một thứ rất thiêng liêng, đó là đất quê mình. Khi trong huyết quản ta đang chảy dòng máu Việt thì hẳn chẳng nơi đâu bằng đất quê mình.
Đứng chân trên mảnh đất địa đầu phía Tây của Tổ quốc trong ánh mặt trời đang rực lên chút sắc vàng cuối ngày để rồi đi ngủ sau những dãy núi nhấp nhô xa xa, tôi muốn thu hết vào tầm mắt mình hình ảnh của non sông đất nước. Yêu quý biết bao từng cành cây, ngọn cỏ, từng tấc đất non sông được gìn giữ qua bao đời. Hai tiếng Việt Nam thật đáng tự hào và từng vùng đất của Tổ quốc đều là đất thiêng của bao người dân Việt, là quê cha đất tổ của chúng ta!
NGUYỄN THỊ THÚY ÁI

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.