Đáng bị kỷ luật cảnh cáo, 1 nữ hiệu trưởng chỉ bị... phê bình!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một nữ hiệu trưởng ở Đắk Lắk tái phạm, đúng ra phải bị kỷ luật cảnh cáo nhưng lại được phê bình, rút kinh nghiệm!

Ngày 3-2, một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết Chủ tịch UBND tỉnh này đã ban hành kết luận nội dung tố cáo đối với ông Phạm Đăng Khoa, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Đắk Lắk. "Kết luận đã chỉ rõ các sai phạm, Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở Nội vụ tham mưu kiểm điểm, xử lý nghiêm các cá nhân liên quan" - vị này thông tin.

Nữ hiệu trưởng liên tiếp bị "tố"

Trước đó, 1 giáo viên Trường THPT Chu Văn An (TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) tố cáo ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở GD-ĐT, đã bao che, nâng đỡ không trong sáng cho bà Huỳnh Thị Kim Huệ, Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An trong nhiều năm.

Đáng bị kỷ luật cảnh cáo nhưng nữ hiệu trưởng được Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho rút kinh nghiệm
Đáng bị kỷ luật cảnh cáo nhưng nữ hiệu trưởng được Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk cho rút kinh nghiệm

Theo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, năm 2020, Sở GD-ĐT nhận được đơn thư của phụ huynh phản ánh Trường THPT Chu Văn An tổ chức dạy và học sai quy định. Tháng 6-2020, Sở GD-ĐT có kết luận thanh tra chỉ ra trong năm học 2019 - 2020, tại trường để xảy ra 3 nội dung vi phạm quy chế chuyên môn và 2 nội dung vi phạm quản lý kinh phí dạy thêm, học thêm. Tháng 7-2020, Giám đốc Sở GD-ĐT quyết định kỷ luật khiển trách bà Huệ.

Đến năm 2021, Sở GD-ĐT tiếp tục nhận được đơn thư của phụ huynh phản ánh Trường THPT Chu Văn An thu các khoản đóng góp đầu năm học không đúng quy định. Một lần nữa, Giám đốc Sở GD-ĐT đã lập đoàn thanh tra đột xuất và kết luận trường để xảy ra 4 nội dung vi phạm về quy chế chuyên môn và 5 nội dung vi phạm thu chi và quản lý tài sản.

Tháng 1-2022, ông Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT, chủ trì cuộc họp kiểm điểm. Tuy nhiên, ông Hiệp ký báo cáo đề nghị không chuyển sang Hội đồng kỷ luật bà Huệ mà đề xuất… kiểm điểm rút kinh nghiệm!. Từ báo cáo của ông Hiệp, ông Khoa ban hành công văn phê bình nghiêm khắc bà Huệ.

Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk liên tiếp phải lập đoàn thanh tra, kiểm tra tại Trường THPT Chu Văn An
Sở GD-ĐT tỉnh Đắk Lắk liên tiếp phải lập đoàn thanh tra, kiểm tra tại Trường THPT Chu Văn An

Chưa dừng lại, năm 2022, sau khi nhận được đơn thư của giáo viên Trường THPT Chu Văn An, Giám đốc Sở GD-ĐT đã thành lập tổ xác minh. Đến tháng 3-2023, giám đốc Sở ban hành kết luận việc thực hiện quy trình đề nghị bổ nhiệm lại Phó Hiệu trưởng còn có một số nội dung chưa đảm bảo theo quy định.

Tháng 5-2023, Giám đốc Sở GD-ĐT ban hành công văn yêu cầu tập thể lãnh đạo nhà trường và bà Huệ nghiêm túc tổ chức rút kinh nghiệm.

Đáng bị kỷ luật cảnh cáo, nữ hiệu trưởng được… rút kinh nghiệm!

Cũng theo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, bà Huệ với trách nhiệm là hiệu trưởng có nhiều khuyết điểm, vi phạm trong việc thực hiện các quy định.

Sau khi phân tích, đánh giá và đối chiếu quy định, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk kết luận trong vòng 24 tháng, bà Huệ có 2 lần vi phạm khuyết điểm cùng hành vi vi phạm, được coi là tái phạm, phải xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo. Tuy nhiên, Giám đốc Sở GD-ĐT chỉ ban hành công văn phê bình nghiêm khắc đối với bà Huệ là chưa đúng quy định.

Sau khi bị "tố", một số ti vi trong Trường THPT Cao Bá Quát nghi được chở ra ngoài. Ảnh: Giáo viên cung cấp
Sau khi bị "tố", một số ti vi trong Trường THPT Cao Bá Quát nghi được chở ra ngoài. Ảnh: Giáo viên cung cấp

Đối với tố cáo điều động, bổ nhiệm đối bà Huệ sang trường mới, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk kết luận vi phạm của bà Huệ phải bị xử lý kỷ luật nhưng chỉ bị phê bình, dẫn đến ngày 26-6-2023 điều động, bổ nhiệm giữ chức Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát là chưa đúng quy định.

Đây là biểu hiện thiếu khách quan, chưa thậ⁰n trọng, thiếu chặt chẽ, chưa xem xét, đánh giá đúng, đầy đủ nội dung, tính chất, mức độ tác hại, đối với các khuyết điểm, vi phạm trong việc xem xét xử lý kỷ luật đối với bà Huệ. Ông Khoa cũng chưa nghiên cứu kỹ các quy định để xác định hành vi tái phạm của bà Huệ dẫn đến dư luận cho rằng ông Khoa có hành vi bao che, nâng đỡ không trong sáng cho bà Huệ kéo dài trong nhiều năm là đúng về hiện tượng, nhưng chưa đủ cơ sở kết luận ông Khoa có hành vi bao che, nâng đỡ không trong sáng cho bà Huệ.

Trách nhiệm của khuyết điểm nêu trên thuộc về các ông: Phạm Đăng Khoa, nguyên Giám đốc Sở GD-ĐT; Đỗ Tường Hiệp, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT - chủ trì cuộc họp kiểm điểm; Nguyễn Hữu Quát, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ - Chính trị tư tưởng; Nguyễn Thái Hoàng, Thư ký cuộc họp kiểm điểm; các cá nhân có liên quan trọng việc đề nghị xem xét, không xử lý kỷ luật đối với bà Huệ.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk giao Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với ông Khoa và ông Hiệp. Giao Sở GD-ĐT tổ chức kiểm điểm trách nhiệm theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có liên quan để xem xét, xử lý theo đúng quy định.

Lại bị "tố" tại trường mới

Sau khi được chuyển về làm Hiệu trưởng Trường THPT Cao Bá Quát, tháng 10-2024, bà Huệ lại bị 1 giáo viên tại đây "tố" hàng loạt vi phạm. Đáng chú ý, nhà trường bị "tố" cắt tiết giáo dục quốc phòng, thể dục để dạy thêm thu tiền và cho chặt hạ hàng chục cây xanh không đúng quy định.

Hàng chục cây xanh tại Trường THPT Cao Bá Quát bị cưa hạ

Hàng chục cây xanh tại Trường THPT Cao Bá Quát bị cưa hạ

Tháng 12-2024, Giám đốc Sở GD-ĐT đã ra quyết định kiểm tra, xác minh đơn và hiện chưa thông báo kết quả.

Tại buổi họp báo ngày 13-1, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, yêu cầu Sở GD-ĐT phải quyết liệt, quyết tâm, xử lý dứt điểm vụ việc liên quan đến bà Huệ.

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.

Theo dấu sử thi

Theo dấu sử thi

Tôi về xã Ea Tul (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk) vào một dịp ngành văn hóa Đắk Lắk phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lớp truyền dạy hát kể sử thi (khan) cho lớp trẻ.