Đắk Nông ứng dụng công nghệ nano trong sản xuất bơ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 26/1, Sở KH&CN Đắk Nông tổ chức giới thiệu, bàn giao Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano trong canh tác cây bơ tại tỉnh Đắk Nông”.
Đề tài đã xây dựng được quy trình phối trộn bộ phân bón lá nano gồm 4 loại để phun 7-8 lần cho cây bơ

Đề tài đã xây dựng được quy trình phối trộn bộ phân bón lá nano gồm 4 loại để phun 7-8 lần cho cây bơ

Sau 30 tháng nghiên cứu, đề tài đã xây dựng được quy trình phối trộn bộ phân bón lá nano gồm 4 loại để phun 7-8 lần cho cây bơ. Trong mỗi loại phân bón lá có các thành phần sau: dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng. Trong đó, thành phần vi lượng có kích thước nano.

Đề tài đã nghiên cứu điều chế được chế phẩm nano bảo vệ thực vật có thành phần nano bạc, đồng, có tác dụng phòng các đối tượng nấm gây bệnh trong phòng thí nghiệm trên 93% ở liều lượng 20ppm tính theo bạc.

Sử dụng phân bón lá nano vi lượng cho cây bơ booth đã giúp tăng năng suất canh tác 10,8% so với đối chứng không sử dụng

Sử dụng phân bón lá nano vi lượng cho cây bơ booth đã giúp tăng năng suất canh tác 10,8% so với đối chứng không sử dụng

Kết quả thí nghiệm cho thấy, sử dụng phân bón lá nano vi lượng cho cây bơ 034 sau 8 lần phun đã giúp tăng năng suất canh tác 11,8% so với đối chứng không sử dụng. Hiệu quả kinh tế tăng hơn 25 triệu đồng/ha/vụ.

Sử dụng phân bón lá nano vi lượng cho cây bơ booth sau 7 lần đã giúp tăng năng suất canh tác 10,8% so với đối chứng không sử dụng. Hiệu quả kinh tế tăng hơn 14 triệu đồng/ha/vụ…

Trên cơ sở kết quả đạt được, nhóm nghiên cứu đề nghị Đắk Nông cho thực hiện Dự án sản xuất thử nghiệm “Phát triển sản xuất và sử dụng công nghệ nano cho cây bơ ở tỉnh Đắk Nông”.

Đề tài do Ths. Đoàn Quang Hà, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm KH&VN Việt Nam làm chủ nhiệm. Thời gian thực hiện từ tháng 9/2020 – 2/2023.

Có thể bạn quan tâm

'Biến hóa', nâng tầm giá trị nông sản Đà Lạt

'Biến hóa', nâng tầm giá trị nông sản Đà Lạt

Bằng công nghệ hiện đại, ngay từ khi còn trên ghế giảng đường, các sinh viên Trường Đại học Đà Lạt (thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) đã nâng tầm cho nông sản địa phương, góp phần mở ra cơ hội nâng cao giá trị cho sản phẩm đặc sản của thành phố ngàn hoa.