Đắk Nông chấm dứt trưng dụng cơ sở giáo dục làm khu cách ly

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến ngày 25.8, phần lớn các công dân đang thực hiện cách ly tại các cơ sở giáo dục của tỉnh Đắk Nông sẽ hoàn thành thời gian cách ly theo quy định. Vì vậy, chậm nhất đến ngày 30.8, các địa phương sẽ bàn giao cơ sở giáo dục cho các nhà trường thực hiện nhiệm vụ năm học mới.

Học sinh Đắk Nông đang chuẩn bị làm bài thi. Ảnh: Bảo Lâm
Học sinh Đắk Nông đang chuẩn bị làm bài thi. Ảnh: Bảo Lâm
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông cho biết, toàn tỉnh hiện có 37 cơ sở giáo dục đang được trưng dụng làm khu cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19.
Cụ thể, huyện Cư Jút 16 cơ sở; huyện Đắk Song 5 cơ sở; thành phố Gia Nghĩa 4 cơ sở; huyện Đắk Glong 4 cơ sở;  huyện Krông Nô 3 cơ sở; huyện Đắk Mil 3 cơ sở; huyện Đắk R’lấp 1 cơ sở và huyện Tuy Đức 1 cơ sở. 
Kết quả rà soát cho thấy, đến ngày 25.8, phần lớn công dân đang thực hiện cách ly tại các cơ sở giáo dục sẽ hoàn thành thời gian cách ly theo quy định. Vì vậy, chậm nhất đến ngày 30.8, các địa phương phải bàn giao cơ sở giáo dục cho nhà trường để thực hiện nhiệm vụ năm học mới.
Mặt khác, căn cứ vào kế hoạch thời gian năm học do UBND tỉnh ban hành, các địa phương không tiếp tục đưa người cách ly đến khu cách ly tại các cơ sở giáo dục. Theo đó, các ngành chức năng sẽ bố trí các điểm cách ly thay thế vừa phòng, chống dịch vừa bảo đảm cho các nhà trường tổ chức tựu trường, khai giảng năm học mới.
Trước khi bàn giao cho cơ sở vật chất cho nhà trường, ngành Y tế sẽ tiến hành tiêu độc, khử trùng, bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn phòng, chống dịch.
Đối với những cơ sở giáo dục chưa thể bàn giao trước ngày tựu trường, các nhà trường không cho học sinh đến trường. Trên cơ sở đó thực hiện các hoạt động tựu trường, khai giảng, dạy học phù hợp.
BẢO LÂM (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.